Điểm danh 4 căn bệnh thường gặp ở nữ giới, chị em nên chú ý phòng tránh

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Thực tế, có nhiều loại bệnh thường gặp ở nữ hơn ở nam giới do khác biệt trong các đặc điểm về gien, giải phẫu, lượng hormone, cách sinh hoạt. Điển hình như một số bệnh dưới đây, chị em cần chú ý để hạn chế khả năng mắc phải.

1. Bệnh loãng xương

Loãng xương là bệnh thường gặp ở nữ

Đây là loại bệnh thường gặp ở nữ, đặc biệt phụ nữ tuổi trung niên. Theo thống kê, cứ trong 3 phụ nữ thì sẽ có một người gặp phải nguy cơ loãng xương, trong khi con số này ở nam giới là 1/5. Nguyên nhân gây ra loãng xương là do sự suy giảm mật độ xương do thiếu hụt dần canxi. Phụ nữ được cho là có cấu tạo xương nhỏ, mỏng hơn và dễ bị thiếu hụt canxi sau mỗi lần mang thai, sinh con. Đặc biệt, các chị em dễ rơi vào tình trạng mất xương nhanh chóng sau khi mãn kinh do sự thay đổi hormon sinh dục nữ estrogen, đóng vai trò quan trọng trong duy trì mật độ xương.

Sự thiếu hụt dần canxi khiến xương bị xốp, yếu, trở nên giòn và dễ gãy hơn. Nhiều phụ nữ thường chủ quan với loãng xương do bệnh này diễn tiến chậm theo thời gian và tuổi tác. Đến khi bệnh đã trở nặng mới can thiệp thì sẽ khó có cơ hội phục hồi do hệ xương trong cơ thể đã bị hao mòn quá nhiều.

Để có thể giảm nguy cơ loãng xương, chị em chú ý chế độ dinh dưỡng giàu canxi, bổ sung canxi trong quá trình mang thai và sinh nở cũng như uống thêm sữa hạn chế loãng xương khi bước vào tuổi trung niên. Canxi có nhiều trong sữa, pho mát, sữa chua, rau xanh, bông cải, các loại hải sản như cá hồi, ngao, sò… Trong đó, nguồn canxi từ sữa và các chế phẩm từ sữa được ưu tiên trong phòng ngừa loãng xương vì hàm lượng cao và dễ hấp thu.

2. Bệnh tuyến giáp

Bệnh lý về tuyến giáp cũng thường gặp ở nữ giới do thay đổi hormone

Khảo sát cho thấy nữ giới mắc các bệnh lý tuyến giáp cao gấp 3-10 lần so với nam giới, tỷ lệ mắc bệnh cao nhất rơi vào nhóm phụ nữ trong độ tuổi 20. Nguyên nhân là cơ thể nữ giới phải trải qua nhiều cột mốc biến động về nội tiết tố hơn nam giới như có kinh, mang thai, dậy thì,… Trong khi tuyến giáp là tuyến nhỏ nằm ngay trước cổ họng và chịu trách nhiệm sản xuất hormone. Nếu tuyến giáp sản xuất ít hay quá nhiều hormone thì sẽ dễ dẫn đến bệnh về tuyến giáp như cường giáp hay suy giáp.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bệnh suy giáp và cường giáp tuy có biểu hiện khác nhau nhưng đều ảnh hưởng đến cơ thể và thần kinh, gây mệt mỏi, căng thẳng, hồi hộp, khó thở, bệnh về tiêu hoá, táo bón. Trong trường hợp bệnh phát triển ở giai đoạn muộn, người bệnh gặp tình trạng nghiêm trọng hơn như chán ăn, tinh thần và thể lực suy kiệt, rụng tóc nhiều, hội chứng da và niêm mạc, nhịp tim chậm, huyết áp thấp, thậm chí có thể bị hôn mê đột ngột.

Để hạn chế bệnh về tuyến giáp, chị em nên có chế độ dinh dưỡng hợp lý, nhiều rau xanh. Bổ sung i-ốt trong bữa ăn hàng ngày và tập thể dục thường xuyên. Bên cạnh đó khi có biểu hiện bất thường nên đi tầm soát bệnh tuyến giáp kịp thời.

3. Rối loạn ăn uống, đau dạ dày

Chế độ ăn kiêng không hợp lý hay bỏ ăn giảm cân là nguyên nhân gây rối loạn ăn uống ở nữ

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Chị em phụ nữ thường vì để giảm cân, giữ gìn vóc dáng mà áp dụng nhiều chế độ ăn kiêng không hợp lý hay nhịn ăn dẫn đến việc rối loạn ăn uống trong thời gian dài. Bệnh chán ăn là biểu hiện đặc trưng sau khi ăn kiêng hay nhịn ăn quá lâu. Ăn uống không hợp lý còn có đễ dẫn đến đau dạ dày. Đây là tình trạng dạ dày bị tổn thương chủ yếu do bị viêm loét. Người bị đau dạ dày sẽ thường cảm thấy đau âm ỉ, khó chịu vô cùng, đặc biệt đau khi ăn no hoặc quá đói. Đau dạ dày trong nhiều trường hợp trở nặng kéo dài có thể dẫn đến ung thư dạ dày vô cùng nguy hiểm.

Để hạn chế nguy cơ này, lời khuyên cho chị em phụ nữ là có chế độ ăn hợp lý, chỉ ăn kiêng khi được sự tư vấn của chuyên gia dinh dưỡng, không tuỳ tiện dùng thuốc giảm cân hay các dung dịch có chứa nhiều acid để giảm cân.

4. Trầm cảm

Trầm cảm thường gặp ở phụ nữ nhiều giai đoạn

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Phụ nữ được chẩn đoán mắc bệnh trầm cảm cao hơn gấp 2 lần nam giới. Điều này cũng khá dễ hiểu khi về đặc điểm tâm lý nữ giới thường suy nghĩ sâu xa hơn, suy nghĩ nhiều và có nhiều cảm xúc cũng như tâm trạng dễ thay đổi thất thường. Tác động từ môi trường cũng khiến phụ nữ dễ mắc trầm cảm. Hội chứng trầm cảm sau sinh không còn quá xa lạ.

Trong cuộc sống hàng ngày, phụ nữ thường phải chịu áp lực công việc gia đình, sự bất bình đẳng giới, chỉ quây quẩn ở nhà ít được ra ngoài, có ít thú vui giải toả căng thẳng hơn vì thế nguy cơ trầm cảm càng cao. Sự thay đổi hormone sinh dục nữ estrogent theo giai đoạn như dậy thì, có thai, tiền mãn kinh cũng góp phần gây ra bệnh trầm cảm.

Phụ nữ bị trầm cảm thường cảm thấy buồn bã và dễ bật khóc, suy nhược thần kinh lẫn cơ thể và có ý nghĩ tự sát. Đây là bệnh thần kinh nguy hiểm của xã hội ngày nay, chị em nên duy trì lối sống lành mạnh, thư giãn và suy nghĩ lạc quan, tích cực để giảm nguy cơ mắc bệnh.

Duy trì lối sống cân bằng để hạn chế bệnh tật

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Do cấu tạo gen và hormone mà có nhiều bệnh thường gặp ở nữ, để bảo vệ bản thân khỏi bệnh tật dù là nữ giới hay nam giới cũng bắt đầu từ chăm sóc cơ thể, có lối sống lành mạnh, ăn uống và vận động hợp lý.

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

hienpham