Bệnh tay chân miệng kiêng ăn gì? Khi trẻ mắc bệnh, chắc hẳn ba mẹ không tránh khỏi những lo lắng và muộn phiền. Trong đó, chế độ ăn uống luôn đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ giảm các triệu chứng khó chịu cho con.
Nếu vẫn chưa biết cần hạn chế nhóm thực phẩm nào cho các thiên thần nhỏ, bạn hãy cùng theAsianparent tham khảo trong bài viết này nhé.
Bệnh tay chân miệng là gì?
Trường hợp bệnh ở trẻ nhỏ
Bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ thường xảy ra do vi trùng đường ruột nhóm Coxasackieviruses và Enterovirus 71. Khi bị nhiễm bệnh do do virus Coxsackievirus A16, bé sẽ tự hồi phục trong khoảng từ 7 đến 10 ngày. Bởi đây là thể bệnh nhẹ nên mẹ không cần phải quá lo lắng nhé.
Trong trường hợp, nếu thủ phạm là virus EV71, các thiên thần nhỏ dễ đối mặt với nguy cơ suy tuần hoàn, suy hô hấp hay hôn mê co giật dẫn đến nguy hiểm đến tính mạng.
Thông thường, ba mẹ sẽ nhận thấy từ tầm tháng 9 đến tháng 10 sẽ là lúc bệnh bùng phát mạnh mẽ. Đây là thời điểm khiến nhiều bậc phụ huynh càng thêm hoang mang.
Trong đó, loại bệnh này thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, có khả năng lây lan thành dịch bệnh rất nhanh. Khi bị nhiễm bệnh, các thiên thần nhỏ phải chịu nhiều tác động tiêu cực đến đời sống.
Nếu thấy con có dấu hiệu như đau họng, sốt, đồng thời xuất hiện vết loét trong vùng tay, chân và niêm mạc miệng, đồng thời dễ quấy khóc, biếng ăn và giảm cân, ba mẹ nên đưa con đến viện càng sớm càng tốt để được có biện pháp can thiệp kịp thời nhé.
Các giai đoạn bệnh ở trẻ
Thực tế, bệnh tay chân miệng thường trải qua nhiều giai đoạn. Bệnh sẽ bắt đầu với giai đoạn lâm sàng hoặc còn gọi là thể không điển hình. Khi đó, bé cưng sẽ xuất hiện những dấu hiệu như phát ban, loét miệng nhưng vẫn chưa rõ ràng, rất khó xác định việc mắc bệnh ở trẻ. Tiếp theo, con yêu sẽ trải qua thể cấp tính, kéo dài từ 3-10 ngày.
- Ủ bệnh (từ 3 đến 7 ngày): Không có triệu chứng rõ ràng.
- Khởi phát (từ 1 đến 2 ngày): Xuất hiện những triệu chứng như sốt nhẹ, đau họng, tiêu chảy, biếng ăn, mệt mỏi…
- Bệnh toàn (từ 3 đến 10 ngày): Khi đó, con sẽ bị loét miệng, vết loét ở niêm mạc miệng, lợi, lưỡi, thường có đường kính 2-3mm. Đồng thời, vết phát ban cũng lan rộng, rất dễ gây sẹo và vết thâm. Con có khả năng bị sốt nhẹ, nôn ói, có nguy cơ bị biến chứng hô hấp, thần kinh cũng như tim mạch.
Để chữa trị dứt điểm bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ, bên cạnh việc uống thuốc đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ và chú ý giữ gìn vệ sinh, ba mẹ cũng nên chú ý đến chế độ ăn uống của bé, đồng thời nắm vững những kiến thức và thông tin về bệnh.
Bệnh tay chân miệng kiêng ăn gì?
- Hạn chế cho trẻ bị bệnh ăn các loại thức ăn cứng, nóng. Bởi chúng sẽ gây tác động tiêu cực tức thì đến các vết loét, từ đó khiến bé cưng đau đớn, khó ăn và khó nhai nuốt hơn.
- Mẹ không nên ép buộc con ăn khi trẻ không muốn, thay vào đó hãy bổ sung dinh dưỡng cho bé yêu bằng một ly sữa lạnh, sữa chua, nước ép trái cây hoặc bánh Flan. Đây là nhóm thực phẩm chứa nhiều dưỡng chất giúp trẻ nhanh lấy lại năng lượng nhưng vẫn an toàn cho hệ tiêu hóa của con.
- Tránh xa món ăn vặt mặn, cay hoặc chế biến với dầu mỡ dù cho trẻ có tỏ vẻ thèm thuồng như thế nào đi nữa. Trong đó, mẹ nên kiên quyết kiêng khem cho con yêu các loại kem socola, kem cacao. Bởi chúng có khả năng khiến các vết thương thêm nghiêm trọng.
- Những vật dụng chế biến đồ ăn và muỗng, nỉa cho trẻ ăn không được sắc nhọn, đồng thời cần được sát trùng cẩn thận và dùng riêng biệt (không dùng chung với các thành viên khác trong gia đình, nhất là anh chị em của bé).
Bệnh tay chân miệng kiêng ăn gì luôn là vấn đề giành được nhiều sự quan tâm của các bậc làm cha mẹ. Vì thế, bạn không nên bỏ qua những thông tin theAsianparent đã liệt kê ở trên nhé.
Xem thêm:
- Bệnh tay chân miệng có lây không và một số lưu ý quan trọng cho các bậc phụ huynh
- Cách chữa bệnh tay chân miệng tại nhà cho trẻ em
- 10 món ăn bổ dưỡng nhất cho trẻ bị tay chân miệng chóng khỏi bệnh