Giật mình nguyên nhân gây bệnh tăng động giảm chú ý ở trẻ khiến ba mẹ phải suy nghĩ

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nếu bé con nhà bạn hay có biểu hiện lăng xăng, nghịch phá thì rất có thể bé đang bị bệnh tăng động giảm chú ý ở trẻ. Bệnh này có nguy hiểm không? Ba mẹ phải làm gì để khắc phục? Mời ba mẹ cùng theAsianparent tìm hiểu ngay sau đây nhé!

Tăng động giảm chú ý ở trẻ là gì?

Bệnh tăng động giảm chú ý ở trẻ được định danh trong thuật ngữ y khoa tiếng Anh là Attention Deficit Hyperactivity Disorder (viết tắt là ADHD) bao gồm hàng loạt các biểu hiện như hành động thái quá, cảm xúc dữ dội, thường xuyên phấn khích, kích động, khó kiểm soát sự tập trung,… làm ảnh hưởng lớn đến khả năng học tập cũng như các mối quan hệ xã hội với bạn bè, anh chị em, thầy cô, ba mẹ,… của bé

Theo tổng hợp từ 102 tổ chức nghiên cứu về trẻ em trên thế giới, được biết có trung bình khoảng 6,5% trẻ em và khoảng 2,7% thiếu niên mắc phải bệnh tăng động giảm chú ý ở trẻ. Lứa tuổi hay gặp là từ 8 đến 11 tuổi. Đặc biệt, bé trai có khả năng mắc cao gấp 3 lần bé gái. Tuy nhiên, tin đáng mừng là khi trưởng thành bệnh có xu hướng giảm.

Dấu hiệu nhận biết bệnh tăng động giảm chú ý ở trẻ

Không nhất thiết phải đến phòng khám mới biết bé đang mắc bệnh, chỉ cần tinh ý nhìn biểu hiệu của bé trong việc học tập cũng như sinh hoạt hằng ngày là ba mẹ đã có thể nhận ra ngay tức khắc. Dưới đây là một số triệu chứng điển hình và dễ bắt gặp mà ba mẹ có thể tham khảo:

Không tập trung

  • Đi học thường xuyên quên bài vở, mất dụng cụ học tập liên tục 
  • Không thích tham gia hoạt động nhóm, hòa mình vào tập thể
  • Gặp khó khăn trong giao tiếp, bày tỏ suy nghĩ và cảm xúc với anh chị, ba mẹ, thầy cô
  • Hay lơ đãng, kém tập trung, không bắt kịp bài giảng của thầy cô
  • Có kết quả kém ở những môn học, môn thể thao cần sự kiên nhẫn và tập trung

Hiếu động thái quá

  • Tay chân thường xuyên “táy máy”, thích chạy nhảy, leo trèo. Ngọ nguậy không yên khi phải ngồi một chỗ
  • Nói chuyện quá nhiều, nói chen lời bạn bè, ba mẹ, thầy cô
  • Thiếu kiên nhẫn trong việc xếp hàng, chờ đợi, chờ đến lượt
  • Không thể yên lặng, gặp khó khăn khi phối hợp để tham gia các hoạt động chung

Bốc đồng

  • Thường xuyên có những hành động, lời nói, cảm xúc phấn khích thái quá mà không quan tâm đến hậu quả
  • Có xu hướng phá đám khi chơi đùa với bạn bè, làm phiền người lớn.

Triệu chứng khác

  • Thiếu tự tin trong việc bộc lộ suy nghĩ, cảm xúc bằng lời.
  • Khó đi vào giấc ngủ, rối loạn ăn uống, rối loạn âu lo,… thậm chí có biểu hiện trầm cảm.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh tăng động giảm chú ý 

Thật sự cho đến nay vẫn chưa xác định được nguyên nhân của bệnh tăng động giảm chú ý ở trẻ là do đâu. Nhưng theo các nghiên cứu gần đây, nhiều chuyên gia tin rằng chứng bệnh này là kết quả của tương tác giữa gen di truyền và môi trường. Ngoài yếu tố gen không thể can thiệp được thì các nguyên nhân bên ngoài được xem là có khả năng làm ảnh hưởng đến bé như:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Trong thời gian mang thai mẹ thường xuyên sử dụng hoặc có tiếp xúc gần với bia, rượu, thuốc lá, chất kích thích,…
  • Làm việc hoặc sống trong trong môi trường độc hại, có nhiều hóa chất, tiếng ồn.
  • Bé sinh non, cân nặng khi sinh thấp
  • Từng bị chấn thương ở não do vô tình té khi chạy nhảy, trèo bậc thang,…

Ba mẹ cần làm gì?

Để chữa bệnh tăng động giảm chú ý ở trẻ, ba mẹ cần cho bé đến bệnh viện chuyên khoa, kết hợp dùng thuốc theo chỉ định và lời khuyên của bác sĩ. Bên cạnh đó, những can thiệp về mặt tâm lý được cho là biện pháp cốt lõi để giúp bé giảm sự tăng động, tăng sự chú ý bao gồm:

  • Đối với các nhiệm vụ, ba mẹ hãy giúp bé chia nhỏ, giải thích cho bé biết những việc nào nên làm và không nên làm. Đừng quên ngợi khen bé khi bé hoàn thành công việc. 
  • Dành nhiều thời gian dạy bé những kỹ năng cần thiết như: Lắng nghe, trò chuyện, chờ đợi,…
  • Giúp bé lên kế hoạch vận động phù hợp. Không nên chơi những trò chơi mang tính kích thích. Việc đi bộ, tập thư giãn rất tốt trong việc làm giảm mức độ tăng động

Lời khuyên cho ba mẹ

Ở đội tuổi này bé rất nhạy cảm, chỉ một hành động không đúng mực của ba mẹ có thể làm bé suy nghĩ tiêu cực. Điều ba mẹ cần làm là phải nắm thật rõ tâm lý của bé từ đó quyết định được hướng giáo dục, khuyên bảo, hướng dẫn nào là phù hợp nhất với bé. Tuyệt đối tránh dùng biện pháp mạnh hoặc gây áp lực về mặt tâm lý – điều này chỉ khiến tình hình của bé trở nên tệ hơn.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Hành trình chiến thắng bệnh tăng động giảm chú ý ở trẻ là một con đường dài. Ba mẹ cần theo đuổi đến cùng để không ảnh hưởng đến quá trình phát triển toàn diện của con. Mong rằng những hướng dẫn ngắn gọn trong bài viết này đã giúp ba mẹ có được giải pháp và hướng đi phù hợp đối với gia đình mình. Nếu thấy bài viết hữu ích hãy giúp theAsianparent chia sẻ đến những người đang cần thông tin nhé!

Xem thêm: 

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Đỗ Vy