Bệnh NHƯỢC THỊ ở trẻ - các mẹ không nên chủ quan!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bệnh Nhược Thị ở trẻ nhỏ là vấn đề rất hay gặp phải. Việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời cho bé là yếu tố quan trọng hàng đầu nếu bố mẹ không muốn con sống chung với bóng tối.

Nhiều bậc cha mẹ vì chủ quan không để mắt tới những hiểu hiện suy giảm thị lực ở con mà khiến cho vấn đề ngày càng trở nên nghiêm trọng. Nhược thị là một trong số các bệnh về mắt nếu không kịp được chẩn đoán và chữa trị thì nguy cơ mù lòa ở các bé là rất cao.

Nhược thị là gì?

Bệnh nhược thị còn gọi là bệnh mắt lười. Hay suy giảm thị lực là chứng rối loạn phát triển thị lực. Khi đó mắt không nhìn rõ vật như bình thường. Ngay cả khi đeo kính mắt hay kính áp tròng kê theo đơn. Bệnh bắt đầu từ khi trẻ còn nhỏ. Trong hầu hết các trường hợp, chỉ có một mắt bị ảnh hưởng. Trong một số trường hợp khác, suy giảm thị lực xảy ra ở cả hai mắt.

Đặc biệt nếu mắt bị nhược thị được phát hiện sớm và chữa trị kịp thời. Trẻ có thể tránh được vấn đề suy giảm thị lực. Tuy nhiên, nếu không được điều trị, bệnh có thể gây ra tình trạng mất thị lực, thậm chí mù lòa.

Triệu chứng của bệnh

Vì nhược thị là vấn đề phát triển thị lực trong suốt thời thơ ấu nên các triệu chứng của tình trạng này có thể khó phân biệt. Tuy nhiên, nguyên nhân phổ biến của nhược thị là lác mắt (lé mắt). Vì vậy, nếu bạn nhận thấy trẻ bị lé mắt hay các dấu hiệu nhìn lệch khác thì cần cho trẻ đi khám bác sĩ nhãn khoa. Hoặc những người có chuyên môn về khúc xạ ở trẻ em.

Một dấu hiệu khác ở trẻ có thể bị nhược thị là hay quấy khóc khi bị che một mắt. Bố mẹ có thể kiểm tra một cách đơn giản tại nhà bằng việc che một mắt của bé (mỗi mắt một lần) khi trẻ thực hiện một số hoạt động quan sát ví dụ như xem tivi.

Nếu bé không gặp vấn đề gì khi bố mẹ bịt kín một mắt, nhưng lại thấy khó chịu khi bịt mắt còn lại. Điều này cho thấy có thể mắt bị bịt là mắt khỏe. Và mắt không bị bịt đã gặp phải vấn đề về suy giảm thị lực. Tuy nhiên, một bài kiểm tra đơn giản cũng không thay thế cho một lần khám mắt toàn diện được. Bố mẹ cần đưa trẻ đi khám mắt ở những trung tâm chuyên khoa có uy tín để kịp thời phát hiện tình trạng ở trẻ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nguyên nhân gây nhược thị

Có 3 kiểu nhược thị được phân loại theo các nguyên nhân cơ bản sau:

1. Lác mắt

Lác mắt là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra nhược thị. Để tránh tình trạng song thị do 2 mắt không liên kết được với nhau, não từ chối nhận các tín hiệu thị giác từ mắt không định hướng được, dẫn đến giảm thị lực ở mắt đó (gọi là mắt nhược thị). Loại nhược thị này gọi là nhược thị do lác.

2. Tật khúc xạ

Đôi khi, thị lực suy giảm là do tật khúc xạ xuất hiện không đồng đều ở hai mắt dù cho hai mắt vẫn liên kết hoàn hảo với nhau. Ví dụ, một mắt có thể bị cận thị hoặc viễn thị chưa được điều chỉnh, còn mắt kia thì không bị. Một mắt có thể bị loạn thị và một mắt khác thì không.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trong những trường hợp như vậy, não chỉ điều chỉnh hoạt động dựa vào mắt có tật khúc xạ ít hơn và không chú ý đến  mắt có thị lực kém hơn, gây ra nhược thị ở mắt đó. Loại nhược thị này còn gọi là nhược thị do tật khúc xạ (hay nhược thị do tật chiết quang không đều ở mắt).

3. Thiếu sự kích thích

Mắt bị nhược thị gây ra do ánh sáng chiếu vào và hội tụ tại mắt của trẻ bị cản trở bởi một vật nào đó. Ví dụ như đục thủy tinh thể bẩm sinh. Việc điều trị kịp thời bệnh đục thủy tinh thể bẩm sinh là cần thiết. Để trẻ có thể phát triển thị lực bình thường.

Chăm sóc cho đôi mắt con khỏe đẹp

Để bảo vệ cửa sổ tâm hồn của bé, bố mẹ hãy:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Đưa con đi kiểm tra mắt

Ngay cả khi bé không có triệu chứng của bất kỳ một tật khúc xạ hoặc những vấn đề về thị lực nào. Bố mẹ cũng nên đưa con đi khám mắt khi bé được 6 tháng tuổi và tái khám khi con lên 3. Khám mắt tổng quát trước khi bé bắt đầu đến trường. Cho phép bạn có đủ thời gian để phát hiện và điều trị bất kỳ vấn đề về thị giác nào có thể gây trở ngại cho việc học tập của con.

Bố mẹ hãy đảm bảo rằng bé được khám mắt toàn diện. Bố mẹ nên đưa con đến một bác sĩ chuyên khoa mắt thay vì một điều dưỡng ở phòng y tế trong trường học hay một bác sĩ nhi khoa nói chung.

Xem thêm

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Ele Luong