Trẻ bị bệnh kiết lỵ nên ăn gì để bù nước và nhanh lành bệnh?

Kiết lỵ không phải là tình trạng nguy hiểm nếu xác định đúng nguyên nhân, điều trị kịp thời kết hợp với chế độ ăn uống khoa học cho bé. Điều quan trọng là mẹ bổ sung đủ nước cho cơ thể bé và tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ để trẻ nhanh lành bệnh.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bệnh kiết lỵ ở trẻ em nên ăn gì? Mẹ hãy cho con ăn thức ăn loãng, ăn hoa quả để tận dụng cả vitamin và chất xơ giúp tiêu hóa dễ dàng, sữa chua lợi khuẩn.

Bệnh kiết lỵ từ lâu đã không còn là bệnh phổ biến do những thay đổi trong thói quen sinh hoạt và điều kiện vệ sinh của người dân. Tuy nhiên nếu chẳng may bị kiết lỵ, nhất là trẻ em thì người lớn cũng cần trang bị kiến thức chăm sóc trẻ.

Bài viết có phần đóng góp ý kiến chuyên môn từ bác sĩ Vũ Nhật Nam, Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh.

Tổng quan về bệnh kiết lỵ

Kiết lỵ là bệnh truyền nhiễm ở vùng ruột già. Bệnh do 1 số chủng vi khuẩn như Entamoeba histolyca, Shigella, camylobacter, salmonella hoặc enterohemorrhagic E.coli… gây ra.

Biểu hiện thường gặp khi bị kiết lị là sợ lạnh, sốt, đau bụng, đi ngoài, phân lẫn máu và dịch nhầy, mót rặn. Bệnh phát triển nhiều vào mùa hè thu, có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Hầu hết nhiễm khuẩn ở dạng mang mầm bệnh không có triệu chứng, 1 số bị tiêu chảy nhẹ kéo dài, số khác có biểu hiện trầm trọng hơn.

Trẻ bị kiết lỵ đau bụng, đi ngoài liên tục

Theo bác sĩ Vũ Nhật Nam, Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh: Bệnh kiết lỵ ở trẻ em là tình trạng trẻ bị nhiễm trùng đường ruột. Bệnh khiến trẻ đi đại tiện nhiều lần kèm dịch nhầy và máu trong phân, kèm đau quặn mỗi lần trẻ đi đại tiện. Đây là một bệnh lý phổ biến ở trẻ em và nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời sẽ gây ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ. Khi trẻ có các triệu chứng mô tả trên, trẻ cần được đưa đến cơ sở y tế để được xét nghiệm phân và máu nhằm chẩn đoán xác định và có liệu trình điều trị phù hợp.

Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh kiết lỵ ở trẻ em, chủ yếu là do:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Trẻ ăn phải đồ ăn, đồ uống không đảm bảo vệ sinh
  • Trẻ nhỏ chưa có ý thức vệ sinh cá nhân, rửa tay chưa sạch sẽ, cầm nắm thức ăn bằng tya chưa vệ sinh
  • Phân của các vật nuôi trong nhà chứa vi khuẩn gây kiết lỵ. Người lớn không vệ sinh sạch sẽ dễ làm vi khuẩn lây lan gây bệnh cho trẻ.

Bị bệnh kiết lỵ ở trẻ em nên ăn gì?

Trong quá trình điều trị bệnh, chế độ ăn uống là yếu tố quan trọng quyết định có điều trị bệnh khỏi được không. Mẹ cần đảm bảo 4 nhóm dinh dưỡng chính là tinh bột, vitamin, chất đạm và chất xơ để tăng cường năng lượng cho cơ thể bé. Khi mắc bệnh, trẻ nên được cho ăn 1 số loại thực phẩm nhất định giúp nhanh lành bệnh.

  1. Bổ sung đủ nước

Điều quan trọng nhất trong chế độ ăn uống dành cho trẻ bị kiết lỵ là bổ sung đủ nước. Hãy làm phong phú nước uống cho trẻ để bé dễ hợp tác: nước lọc, nước gạo rang, nước ép hoa quả, nước dừa, nước muối pha thật loãng… Việc này sẽ giúp cơ thể bé tránh khỏi tình trạng mất nước, rối loạn điện giải do tiêu chảy dài ngày.

Cần bổ sung đủ nước cho trẻ bị kiết lỵ

  1. Thức ăn loãng

Trẻ bị kiết lỵ cơ thể rất mệt mỏi, thiếu sức sống, dễ nảy sinh tâm lý biếng ăn, lười nhai thức ăn. Để khắc phục tình trạng này, hãy cho trẻ ăn đồ ăn loãng như cháo, soup, các món canh… vì dễ hấp thụ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể và dễ tiêu hóa. Cần chế biến nhạt loãng, dễ tiêu hóa, không có chất xơ và dầu mỡ.

Thực phẩm chính mẹ có thể chọn là gạo tẻ, gạo nếp, mì, đại mạch, hạt đậu cove, đậu non, củ mài, hạt sen, đậu xanh … Mẹ có thể nấu cháo thịt băm, cháo bí đỏ thịt gà, cháo hạt sen, cháo đậu… để hỗ trợ bé nhanh khỏi. Những thực phẩm này đều ít nhiều có tác dụng hạn chế phân lỏng.

Nên cho trẻ ăn thức ăn loãng

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  1. Hoa quả trái cây là câu trả lời cho câu hỏi bệnh kiết lỵ ở trẻ em nên ăn gì

Hoa quả trái cây tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ, chứa nhiều khoáng chất như kali, vitamin C… và nước giúp bù nước cho cơ thể trẻ khi đi ngoài nhiều. Trẻ bị kiết lỵ nên ăn nhiều táo, bưởi…

Nên cho trẻ ăn cả quả để tận dụng nguồn chất xơ tự nhiên trong trái cây. Nếu bé bị suy nhược, khó nuốt thì có thể ép trái cây lấy nước cho trẻ uống.

  1. Sữa chua tốt cho trẻ bị kiết lỵ

Sữa chua chứa lợi khuẩn có tác dụng tăng cường hoạt động của hệ tiêu hóa. Để giúp bé nhanh phục hồi sau khi bị kiết lỵ, hãy cho trẻ ăn sữa chua mỗi ngày.

Sữa chua tốt cho trẻ bị kiết lỵ

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bên cạnh đó, trẻ cũng cần bổ sung thêm tinh bột để lấy lại năng lượng đã mất do đi ngoài nhiều lần.

1 số thực phẩm có tác dụng diệt khuẩn như ngó sen, hành, tỏi, ổi, lá mơ, rau sam… cũng giúp cải thiện tình trạng bệnh rất tốt

Nên uống sữa có nguồn gốc thực vật như sữa đậu nành, sữa hạt óc chó…

Chăm sóc trẻ bị kiết lỵ để bé nhanh khỏi bệnh

Theo bác sĩ Nam, khi chăm sóc trẻ bị kiết lỵ cần lưu ý:

- Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ bao gồm chất xơ, tinh bột, đạm và vitamin nhằm tăng cường sức đề kháng cho trẻ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

- Nên cho trẻ ăn đồ ăn lỏng, dể tiêu, nhằm dễ hấp thu. Một số món ăn như cháo, đậu xanh... sẽ rất tốt cho trẻ bị kiết lỵ.

- Tăng cường rau xanh, trái cây hoặc nước ép trái cây, đặc biệt là các thực phẩm giàu vitamin C.

- Bổ sung đầy đủ nước và muối khoáng cần thiết để tránh tình trạng mất nước của cơ thể do đi ngoài nhiều lần.

- Có thể cho bé sử dụng các sản phẩm có chứa lợi khuẩn nhằm cải thiện hoạt động của hệ tiêu hóa.

- Nên chia nhỏ bữa ăn nhằm giúp hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động tốt hơn.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Trẻ bị kiết lỵ chắc chắn sẽ sụt cân do tiêu chảy dài ngày. Mẹ đừng vì thế mà ép trẻ ăn quá nhiều. Đường ruột của con cũng đang rất yếu ớt, ăn quá nhiều vô tình sẽ làm hệ tiêu hóa của bé làm việc quá sức. Thay vào đó mẹ hãy chia nhỏ bữa ăn theo khả năng của bé, để bé ăn uống trong vui vẻ. Khi tâm lý thoải mái thì cũng nhanh khỏi bệnh hơn.
  • Không nên cho trẻ ăn 1 số loại thức ăn nhất định trong thời gian bị kiết: thực phẩm đóng hộp chứa nhiều chất bảo quản; đồ ăn có nhiều đường (đường kích thích vi khuẩn phát triển; gia vị cay nóng, chua, mặn…; đồ ăn nhiều dầu mỡ; thực phẩm nhiều protein như thịt bò, trứng; sữa từ động vật như sữa bò, phomai
  • Luôn luôn rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng diệt khuẩn cho cả mẹ và bé sau khi đi vệ sinh
  • Chú ý bổ sung dinh dưỡng phù hợp độ tuổi nhưng cũng không nên lạm dụng đồ ăn bổ dưỡng cho trẻ
  • Không nên tự ý sử dụng các bài thuốc dân gian để cầm tiêu chảy. Khi trẻ đi đại tiện, cơ thể cũng đang tống đẩy vi khuẩn ra khỏi đường ruột. Nếu cầm tiêu chảy, vi khuẩn bị giữ lại trong ruột khiến trẻ có thể ngừng tiêu chảy trong thời gian ngắn nhưng tái phát ở mức độ nghiêm trọng hơn.
  • Nên đưa trẻ đi khám ngay khi bị tiêu chảy và tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ.

Sau khi đi vệ sinh cần rửa tay bằng xà phòng sát khuẩn

Tạm kết

Kiết lỵ không phải là tình trạng nguy hiểm nếu xác định đúng nguyên nhân, điều trị kịp thời kết hợp với chế độ ăn uống khoa học cho bé. Điều quan trọng là mẹ bổ sung đủ nước cho cơ thể bé và tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ để trẻ nhanh lành bệnh.

Xem thêm

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

ZinVi