Bà bầu ăn nhiều chất xơ khi mang thai, trẻ sinh ra sẽ không bị mắc bệnh Celiac?

Bà bầu ăn nhiều chất xơ khi mang thai, trẻ sinh ra sẽ không bị mắc bệnh Celiac?

Chất xơ là nhóm thực phẩm không thể thiếu trong khẩu phần dinh dưỡng mỗi ngày, đặc biệt là ở mẹ bầu. Chất xơ có hai loại chính là chất xơ hoà tan và không hòa tan, mỗi loại sẽ có vai trò khác nhau đối với sức khỏe thai kỳ.

Một nghiên cứu mới đây cho thấy nếu mẹ ăn nhiều chất xơ trong thai kỳ có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh celiac ở trẻ em.

Các nhà nghiên cứu đã phân tích thông tin từ hơn 88.000 trẻ em Na Uy và mẹ của bé, những người sinh con từ năm 1999 đến 2009. Các mẹ được hỏi về lượng chất xơ và gluten đã dung nạp trong tuần thứ 22 của thai kỳ. Những đứa trẻ sau khi sinh ra được theo dõi trong khoảng 11 năm để chẩn đoán bệnh celiac.

Bài viết có phần đóng góp ý kiến chuyên môn từ bác sĩ Vũ Nhật Nam, Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh.

Bà bầu ăn nhiều chất xơ khi mang thai, trẻ sinh ra sẽ không bị mắc bệnh Celiac?

Bác sĩ Vũ Nhật Nam – Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh

Chất xơ có vai trò gì với sức khỏe thai kỳ? Mẹ bầu nên bổ sung lượng chất xơ bao nhiêu là đúng nhu cầu?

Theo bác sĩ Vũ Nhật Nam, Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh:

Chất xơ là nhóm thực phẩm không thể thiếu trong khẩu phần dinh dưỡng mỗi ngày, đặc biệt là ở mẹ bầu. Chất xơ có hai loại chính là chất xơ hoà tan và không hòa tan, mỗi loại sẽ có vai trò khác nhau đối với sức khỏe thai kỳ.

– Chất xơ hòa tan có trong các loại rau lá, trái cây có độ nhớt cao và một số loại đậu có tác dụng làm giảm cholesterol và giúp cơ thể điều hoà đường trong máu.

– Chất xơ không hòa tan có nhiều trong cám lúa mì, hạt ngũ cốc chưa xay, rau, có khả năng hút nước cao, làm tăng khối lượng chất bã khiến quá trình thải cặn bã nhanh hơn, góp phần giúp tạo khối phân, kích thích trực tràng hoạt động nhẹ nhàng, chống táo bón. 

Chất xơ giúp mẹ bầu giải quyết những vấn đề tiêu hóa thường gặp khi mang thai như đầy hơi, ợ nóng, táo bón, trĩ, đặc biệt là góp phần ngăn chặn bệnh tiểu đường thai kỳ.

Các chuyên gia khuyến cáo lượng chất xơ cần tiêu thụ là 28 gram chất xơ mỗi ngày, dựa trên chế độ ăn 2.000 calo. Tuy nhiên, mẹ bầu cũng không nên ăn quá nhu cầu chất xơ cần thiết vì có thể gây đầy hơi, chướng bụng, kém hấp thu các khoáng chất như kẽm, magiê, sắt và làm giảm hiệu quả của việc chuyển hóa tiền sinh tố A thành sinh tố nhóm A. Vì vậy, mẹ bầu cần tìm hiểu kĩ giá trị dinh dưỡng của các loại thực phẩm để có thể bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, đem lại thai kỳ khỏe mạnh và an toàn.

Mối liên hệ giữa lượng chất xơ trong thai kỳ và nguy cơ mắc bệnh celiac ở trẻ em

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những bà mẹ ăn nhiều chất xơ nhất – hơn 45 gram (1,6 ounce) mỗi ngày – trẻ sinh ra có nguy cơ mắc bệnh celiac thấp hơn 34% so với những bà mẹ ăn ít chất xơ hơn, dưới 19 gram ( 0,7 ounce) mỗi ngày.

Bệnh celiac ở trẻ em

Rau xanh chứa rất nhiều chất có lợi cho cơ thể. Làm giảm nguy cơ mắc bệnh celiac ở trẻ em

Đây là một trong những nghiên cứu đầu tiên kiểm tra mối liên hệ giữa lượng chất xơ trong thai kỳ và nguy cơ mắc bệnh celiac ở trẻ em.

Các nhà nghiên cứu cho biết thêm rằng những phát hiện này mới chỉ sơ bộ. “Chúng tôi chưa thể đề xuất bất kỳ biện pháp ăn kiêng cụ thể nào trong thai kỳ để ngăn ngừa bệnh celiac. Vấn đề này cần được nghiên cứu thêm”. Tác giả chính của nghiên cứu, Tiến sĩ Ketil Størdal, giáo sư nghiên cứu tại Viện Y tế Công cộng Na Uy và bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa nhi khoa cho biết thêm.

Tuy nhiên, nghiên cứu không tìm thấy mối liên hệ giữa lượng gluten của người mẹ và nguy cơ mắc bệnh celiac của con. “Phát hiện của chúng tôi không khuyến khích phụ nữ mang thai hạn chế gluten”, Størdal nói.

Nghiên cứu này sẽ được công bố vào thứ Sáu (ngày 7 tháng 6) tại cuộc họp thường niên của Hiệp hội Nhi khoa Tiêu hóa, Gan và Dinh dưỡng Nhi khoa Châu Âu (ESPGHAN). Nó chưa được công bố trên một tạp chí đánh giá nào.

Bệnh celiac là gì?

Bệnh celiac là tình trạng hệ thống miễn dịch của người không hấp thụ gluten – một loại protein có trong lúa mì, lúa mạch đen và lúa mạch. Làm tổn thương niêm mạc ruột non. Có đến khoảng 1 :100 người ở Hoa Kỳ và hầu hết các nước châu Âu mắc hiện tượng này. Hiện tại, cách duy nhất để kiểm soát bệnh celiac là cho bệnh nhân tránh ăn các thực phẩm có chứa gluten trong suốt quãng đời còn lại.

thai nhi tuần 38

Trong nghiên cứu mới, bệnh celiac được chẩn đoán ở 982 trẻ em. Tương đương 1,1% tổng số trẻ em trong nghiên cứu.

Cứ tăng 10 gram (0,4 ounce) chất xơ trong khẩu phần ăn hàng ngày của người mẹ, sẽ giảm 8% nguy cơ mắc bệnh celiac ở trẻ. Lượng chất xơ từ trái cây và rau quả, thay vì ngũ cốc, có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh celiac thấp nhất.

Vai trò của chất xơ với cơ thể

Chất xơ vốn ảnh hưởng đến vi khuẩn trong ruột người (“microbiome” trong ruột). Các nhà nghiên cứu đưa ra giả thuyết rằng lượng chất xơ của người mẹ có thể ảnh hưởng đến hệ thực vật đường ruột của con. Do đó có thể ảnh hưởng đến nguy cơ mắc bệnh celiac. (Thật vậy, một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những người mắc bệnh celiac có hệ vi sinh vật đường ruột thay đổi so với những người không mắc bệnh).

Bà bầu ăn nhiều chất xơ khi mang thai, trẻ sinh ra sẽ không bị mắc bệnh Celiac?

Tuy nhiên, cần nhiều nghiên cứu hơn để chứng minh giả thuyết này và các tác giả cần tiến hành nhiều thí nghiệm hơn trong tương lai để chứng minh lượng chất xơ của người mẹ ảnh hưởng đến hệ thực vật đường ruột của con, Størdal nói.

Theo khuyến cáo, phụ nữ mang thai nên ăn khoảng 25 gram (0,9 ounce) chất xơ mỗi ngày, tương tự như đối với những người khác, theo khoa phụ sản Đại học Hoa Kỳ.

Theo Livescience

Xem thêm

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!