Bệnh bạch tạng là tình trạng rối loạn sắc tố da do di truyền. Trẻ bị bệnh bạch tạng do di truyền gen đột biến làm giảm sự tổng hợp melanin, dẫn đến thiếu hụt hay mất hoàn toàn sắc tố ở mắt, da, lông tóc. Cùng tìm hiểu thêm về bệnh này qua các nội dung dưới đây nhé:
- Thế nào là rối loạn sắc tố da?
- Tìm hiểu về bệnh bạch tạng
- Ảnh hưởng của bệnh đến sức khỏe
Rối loạn sắc tố da là gì?
Màu da được xác định bởi sắc tố (melanin) được tạo bởi các tế bào chuyên biệt trong da gọi là melanocytes. Số lượng và loại melanin quyết định màu da của một người.
Melanin tạo màu cho da, tóc và mống mắt. Mức độ melanin phụ thuộc vào chủng tộc và lượng ánh sáng mặt trời. Phơi nắng làm tăng sản xuất melanin để bảo vệ da chống lại các tia cực tím có hại. Ngoài ra, sự thay đổi nội tiết tố có thể ảnh hưởng đến việc sản xuất melanin.
Mẹ có thể quan tâm:
Bớt sắc tố ở trẻ sơ sinh – Những điều cha mẹ cần biết về lý do tại sao trẻ bị “mông xanh”
Các loại rối loạn sắc tố da khác nhau là gì?
Loại | Đặc điểm | Điều trị |
Bệnh bạch tạng | Rối loạn di truyền hiếm gặp này được đặc trưng bởi thiếu melanin toàn bộ hoặc một phần trong da, so với sắc tố của anh chị em và cha mẹ. Albinos (người mắc bệnh bạch tạng) có mái tóc trắng, da nhợt nhạt và đôi mắt hồng. Tầm nhìn thường bị ảnh hưởng. | Không có cách chữa bệnh bạch tạng. Albinos nên tránh ánh sáng mặt trời vì chúng thiếu sự bảo vệ tự nhiên khỏi ánh sáng mặt trời (melanin). |
Mất sắc tố sau tổn thương da | Đôi khi sau khi bị loét, phồng rộp, bỏng hoặc nhiễm trùng, da không thay thế một số sắc tố trong khu vực đó. | Không cần điều trị. Mỹ phẩm thường có thể che phủ nhược điểm |
Bệnh bạch biến | Các mảng trắng mịn trên da. Bệnh bạch biến là do mất các tế bào sản xuất sắc tố trong da (melanocytes). Các mảng trắng rất nhạy cảm với ánh nắng mặt trời. | Không có cách chữa bệnh bạch biến. Điều trị có thể bao gồm che các mảng nhỏ hơn bằng thuốc nhuộm lâu dài, thuốc nhạy cảm với ánh sáng, liệu pháp tia cực tím A, kem corticosteroid và làm mất sắc tố của phần da còn lại. |
Bệnh bạch tạng
Bệnh bạch tạng là một bệnh di truyền có từ lúc mới sinh, đặc trưng bởi sự thiếu hụt hay mất hoàn toàn sắc tố melanin tạo màu sắc cho da, lông, tóc và mắt.
Trẻ bị bệnh bạch tạng do di truyền gen đột biến làm giảm sự tổng hợp melanin, dẫn đến thiếu hụt hay mất hoàn toàn sắc tố ở mắt, da, lông tóc.Trẻ bị bệnh bạch tạng do di truyền gen đột biến làm giảm sự tổng hợp melanin, dẫn đến thiếu hụt hay mất hoàn toàn sắc tố ở mắt, da, lông tóc.
Mẹ có thể quan tâm:
Một số triệu chứng của bệnh bạch tạng
Bệnh bạch tạng thường có 2 dạng: bạch tạng một phần (bạch tạng chỉ có ở một hay vài vùng nhỏ trên cơ thể) và bạch tạng toàn phần (da trắng trên khắp cơ thể).
Ở những người bị bạch tạng một phần, cơ thể vẫn sản xuất được melamin nhưng bị thiếu hụt so với nhu cầu. Do sản xuất được melamin nên những người này vẫn có màu da nâu và mắt nâu nhạt. Bằng mắt thường rất khó nhận biết người bị bạch tạng một phần.
Đối với những người bị bạch tạng toàn phần, cơ thể hoàn toàn không thể sản xuất ra melanin. Vì vậy, họ thường có da màu hồng, tóc trắng và mắt màu hồng lẫn xanh dương.
Hầu hết người bị bạch tạng có màu mắt và màu tóc nhạt hơn so với những người cùng huyết thống. Ngoài ra, có những trường hợp bị bạch tạng ở mắt, họ có vẻ ngoài bình thường nhưng lại bị những tổn thương thị giác.
Ảnh hưởng của bệnh đến sức khỏe
Các triệu chứng của bệnh bạch liên quan đến thị lực là rung giật nhãn cầu chuyển động mắt qua lại không nhanh, lác mắt, bị cận thị hoặc viễn thị nặng, nhạy cảm với ánh sáng.
Thạc sĩ, bác sĩ Tạ Quốc Hưng, Khoa Da liễu Thẩm mỹ da, Bệnh viện đại học Y dược TPHCM cho biết bạch tạng là bệnh di truyền nên không có cách chữa trị. Người bị bạch tạng chỉ có thể áp dụng các cách để giảm nhẹ triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng nghiêm trọng.
Bác sĩ Hưng khuyên các cặp vợ chồng khám sàng lọc tiền hôn nhân và tư vấn di truyền nếu trong gia đình có người bị bệnh bạch tạng để hạn chế khả năng sinh con mắc bệnh này.
Người bị bạch tạng khi ra ngoài nên đeo kính bảo vệ mắt, khám mắt định kỳ; theo dõi làn da, mặc quần áo che phủ làn da khỏi tia UV; dùng kem chống nắng hàng ngày trước khi ra đường 30 phút.
Nguyên nhân bệnh bạch tạng do di truyền nên việc điều trị gặp khá nhiều khó khăn. Cần chăm sóc thị lực cho người bệnh đúng cách, cũng như theo dõi tình trạng da của người bệnh để nhận ra các dấu hiệu bất thường ảnh hưởng đến sức khỏe. Nếu có con bị bệnh bạch tạng, bố mẹ cần đưa con đến bác sĩ để theo dõi định kỳ, tầm soát ung thư hoặc các tổn thương có thể dẫn đến ung thư.
Tham khảo: ChildrenNational; Bạch tạng – bệnh rối loạn gene không thể chữa khỏi – vnexpress.net
Xem thêm
- Tìm hiểu rối loạn ngôn ngữ ở trẻ em làm con chậm nói, không hiểu khi giao tiếp!
- Con bị sốt cao 5 ngày – Dấu hiệu nguy hiểm của căn bệnh lạ Kawasaki ở trẻ
- 4 điều bạn có thể làm để giúp con học kỹ năng ngay tại tại sân vui chơi
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!