Bệnh bạch biến ở trẻ em: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị cho trẻ

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bệnh bạch biến ở trẻ em thường do di truyền hoặc do sự bất thường của sắc tố da. Để chữa trị bệnh thành công cho trẻ đòi hỏi nhiều yếu tố.

Bệnh bạch biến ở trẻ em là bệnh gì?

Đây là 1 trong những chứng bệnh thường gặp ở da khiến cho da trẻ bị mất màu. Màu da bị mất theo từng mảng, thông thường là ở mặt sau của bàn tay, mặt và nách.

Đây là bệnh lý không nguy hiểm và có thể chữa trị, nhưng một số loại sắc tố trên da có thể tái phát, nguy cơ lây lan ở mặt và cổ rất cao. Bệnh có thể phát triển ở bất kỳ lứa tuổi nào, thậm chí là ngay từ khi chào đời.

Nguyên nhân của bệnh bạch biến ở trẻ em là gì?

Có 2 nguyên nhân chính gây ra bệnh bạch biến ở trẻ em là yếu tố di truyền hoặc rối loạn tự miễn ở các tế bào sản sinh ra hắc tố melanin trên các vùng da.

Chưa có nghiên cứu nào cho thấy bệnh bạch biến gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ. Đa số trẻ mắc bệnh này đều lớn lên khỏe mạnh và bình thường nhưng lại tự ti hơn do nét đẹp thẩm mỹ bị ảnh hưởng khá nhiều. Nhất là với trẻ bị bạch biến trên các vùng da ở khuôn mặt hay tay chân.

Dấu hiệu nào giúp nhận biết bệnh ở trẻ

Biểu hiện đặc trưng của bệnh bạch biến ở trẻ em là xuất hiện những đốm da, mảng da có màu trắng bị mất đi sắc tố. Chúng tạo thành những vết loang lớn khác hẳn với những vùng da bình thường.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Vùng mép chỗ da bị loang có màu đậm hơn và dễ nổi lên một cách cân đối ở hai bên cơ thể
  • Xuất hiện các chấm màu nâu trên vùng da tổn thương
  • Trên những vùng da bị bạch biến, tóc hoặc lông cũng chuyển sang màu trắng
  • Các đốm bạch biến có thể thấy dễ dàng ở mặt, cổ, lưng, cẳng tay, cổ tay, mu bàn tay,…
  • Ngoài ra, trẻ bị bạch biến còn có các triệu chứng khác như tóc bạc sớm, mất màu môi,…

Bạch biến là một dạng bệnh viêm không gây đau ngứa và ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên, nếu không được điều trị chúng sẽ nhanh chóng lan rộng đến các vùng da khác, gây ảnh hưởng đến tâm lý và thẩm mỹ của trẻ khi lớn lên, khiến trẻ bị mặc cảm, tự ti về ngoại hình.

Cách điều trị bệnh bạch biến ở trẻ

Bạch biến là một bệnh lý rất khó điều trị, cho đến nay y học vẫn chưa có thuốc chữa khỏi hoàn toàn. Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị cho trẻ bị bạch biến như:

1. Sử dụng thuốc bôi

Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định cho bé sử dụng các loại thuốc có tác dụng tăng cảm ứng với ảnh nắng, hỗ trợ điều trị các triệu chứng của bạch biến.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Thuốc bôi tại chỗ chứa CorticosteroidĐây là một loại thuốc thường được sử dụng để điều trị các đốm bạch biến tại chỗ, có tác dụng làm chậm sự mất sắc tố da ở những bệnh nhân bạch biến đang phát triển.
  • Sử dụng kem chống nắng: Có tác dụng ngăn phỏng nắng vùng da bệnh, giảm tổn hại da do nắng, giảm rám nắng vùng da không bệnh chung quanh.
  • Mỹ phẩm: dùng để che phủ sang thương bạch biến khu trú ở mặt, cổ, bàn tay.

2. Cấy tế bào sắc tố da

Là phương pháp phẫu thuật đưa các tế bào sắc tố từ vùng da lành tới vùng da bị bạch biến. Phương pháp này đòi hỏi chi phí và kỹ thuật cao. Tuy nhiên nếu thực hiện thất bại, có thể để lại sẹo, nhiễm trùng, gây sắc tố da bất thường, xuất hiện sỏi,...;

3. Phương pháp chiếu đèn

  • Chiếu đèn PUVA: Phương pháp này có hai bước: đầu tiên, bác sĩ sẽ cho trẻ sử dụng một loại thuốc gọi là psoralen để thoa lên các đốm trắng, sau đó, da của trẻ sẽ được chiếu tia cực tím UVA. Phương pháp này sẽ giúp vùng da bị đốm trắng trở nên hồng hào, theo thời gian sẽ mờ dần và chuyển sang màu da tự nhiên. Tuy nhiên, phương pháp này có thể gây ra một vài tác dụng phụ nghiêm trọng như cháy nắng nghiêm trọng, da bị sạm bất thường.
  • Chiếu đèn UVB: Phương pháp này được sử dụng rộng rãi hơn so với phương pháp chiếu đèn PUVA. Ở phương pháp này, trẻ sẽ không cần phải thoa thuốc psoralen trước nên sẽ tránh được một số tác dụng phụ. Ngoài ra, tia cực tím chiếu vào là tia UVB thay vì UVA.

Bệnh bạch biến là một căn bệnh khó chữa và có thể kéo dài dai dẳng nên dễ ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ. Với trẻ lớn, cha mẹ có thể tham khảo thêm về cách dùng mỹ phẩm để giúp trẻ che đi khuyết điểm và tự tin hơn trong quá trình chữa bệnh.

Xem thêm:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Minh Hương