Mẹ kiệt sức về đêm vì con trằn trọc khó ngủ: Nguyên nhân và các giải pháp khắc phục tình trạng này

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nguyên nhân bé trằn trọc khó ngủ là do các hormone căng thẳng trong máu sẽ kích hoạt hệ thống phản ứng lại với căng thẳng. Việc này làm cơ thể con không được thư giãn, dẫn đến khó ngủ.

Diana là mẹ bỉm sữa. Hôm nay, cô lại thức đêm nay vì con quấy khóc. Điều này không chỉ xảy ra với Diana mà còn với những mẹ bỉm khác. Tại sao con lại quấy khóc khó ngủ? Cùng theAsianparent Việt Nam giải đáp vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé!

Trẻ quấy khóc vì bé trằn trọc không ngủ được. Tình trạng này thường khiến cha mẹ kiệt quệ về mặt tinh thần và thể chất. Dù có quấy khóc đến cỡ nào thì con cũng chìm vào giấc ngủ và thức giấc nhanh hơn. Sau đó, con lại quấy khóc khi mẹ chưa kịp chợp mắt giấc nào.

Nguyên nhân bé trằn trọc khó ngủ

Khi trẻ quấy khóc vì quá mệt mỏi, các hormone căng thẳng như cortisol và adrenaline trong máu tăng. Điều này sẽ kích hoạt hệ thống phản ứng căng thẳng trong cơ thể khiến bé không được thư giãn và bình tĩnh. Do đó, con khó chìm vào giấc ngủ, càng bồn chồn và khóc nhiều hơn. Những bé hay quấy khóc thường ngủ vào ban ngày và thức dậy vào đêm.

Các hormone căng thẳng làm con mất bình tĩnh, không thể thư giãn dẫn đến tình trạng khó ngủ

Đặc điểm bé sơ sinh đang mệt mỏi

Trên thực tế, các em bé đều có biểu hiện giống nhau khi mệt mỏi. Dưới đây là một số đặc điểm bé mệt mỏi mà cha mẹ cần chú ý:

  • Dụi mắt hoặc mặt
  • Thường quay mặt khi bị chạm vào người
  • Thường xuyên ngáp, nấc hoặc hắt hơi
  • Tiếng khóc sẽ to hơn
  • Từ quấy khóc có thể chuyển thành khóc liên tục
  • Hoạt động thể chất nhiều hơn
  • Trẻ sẽ quấy khóc khi được bố mẹ hay các thành viên khác trong gia đình ẵm hoặc bế

Biện pháp khi bé trằn trọc khó ngủ

Đối với bé sơ sinh

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Đưa nôi cho bé ngủ: Việc này sẽ giúp bé bình tĩnh lại và buồn ngủ hơn.
  • Cho trẻ bú mẹ hoặc sữa bình
  • Nhẹ nhàng vuốt lưng và đầu
  • Hát hoặc bật nhạc có giai điệu nhẹ nhàng, thư giãn cho bé
  • Tắt đèn tối

Đưa nôi để bé bình tĩnh, thư giãn và dễ chìm vào giấc ngủ hơn

Đối với những bé đã biết nói: Mẹ nên đọc truyện cho con trước khi ngủ.

Đối với trẻ mới biết đi và đang học mẫu giáo: Đọc sách và chơi đồ chơi cùng con trong khu vực phòng ngủ để bé cảm thấy thoải mái và thư giãn.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Thời gian bé sơ sinh ngủ trong từng giai đoạn

  • Trẻ sơ sinh từ 0-2 tháng tuổi dành từ 10-15 tiếng để ngủ mỗi ngày. Nếu giấc ngủ ngắn và thức giấc nhiều lần thì con sẽ bị mệt
  • Trẻ sơ sinh từ 3-5 tháng tuổi ngủ ít hơn mỗi ngày một giờ. Trong đêm, bé sẽ thức 1-2 lần mỗi giờ dù đã ngủ nhiều trước đó. Tuy nhiên, đây là hiện tượng bình thường nên mẹ đừng lo lắng
  • Trẻ từ 6-8 tháng tuổi sẽ ngủ liên tục 8 tiếng vào ban đêm. Đồng thời, giấc ngủ ngày của bé vẫn đảm bảo từ 3-4 tiếng
  • Trẻ sơ sinh từ 9-12 tháng tuổi: Lúc này, bé sẽ ngủ liên tục từ 9-12 tiếng mỗi đêm và ban ngày ngủ từ 3-4 tiếng

Đây chính là thời gian ngủ của bé sơ sinh mà cha mẹ có thể tham khảo. Dựa vào thời gian này, các bậc phụ huynh nên lên kế hoạch ăn ngủ hợp lý cho bé. Nó sẽ giúp cơ thể con khỏe mạnh và quá trình trao đổi chất diễn ra được thuận lợi.

Thời gian ngủ của bé mà cha mẹ có thể tham khảo để xây dựng lịch ăn ngủ phù hợp

Bài viết trên đã cung cấp thông tin giúp cha mẹ hiểu tại sao con trằn trọc khó ngủ. Các bậc phụ huynh nên kiên trì và cố gắng để chăm sóc con trong những tháng đầu đời. Sau khoảng thời gian này, bé sẽ ăn và ngủ dễ dàng hơn. Lời cuối cùng, chúc cả nhà luôn mạnh khỏe và vui vẻ!

Theo theAsianparent Indonesia

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Karen Le