Bé trai 5 tuổi cận thị 10 độ vì bố mẹ cho làm việc này nhiều giờ mỗi ngày

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bé trai 5 tuổi cận 10 độ, ngoài bị cận thị, các bác sĩ còn phát hiện đáy mắt của cậu bé đang có vấn đề, có khả năng gây ra các biến chứng nghiêm trọng nguy hiểm cho thị lực.

Xem máy tính bảng nhiều giờ mỗi ngày, bé trai 5 tuổi bị cận thị nặng 10 độ

Gần đây, một bé trai 5 tuổi có biệt danh là Lele ở Đông Quan, Trung Quốc luôn cau mày và nheo mắt mỗi khi nhìn vào một vật gì đó. Vì vậy, gia đình đã đưa cậu bé đến bệnh viện mắt để kiểm tra. Ai ngờ, Lele bị cận thị nặng, gần 10 độ.

Vì thấy con nhìn gì cũng phải nheo mắt nên cha mẹ đã cho con đi khám mắt

Bác sĩ nhãn khoa đã thực hiện đo thị lực cho Lele và thấy rằng mắt phải của đứa trẻ bị cận 9,75 độ, loạn thị là 2,25 độ, còn mắt trái cận 7,5 độ và loạn thị là 3 độ. Như vậy có nghĩa là khả năng nhìn của Lele chỉ còn 0,3/10.

Điều đáng lo ngại hơn nữa là thông qua kiểm tra đáy mắt, các bác sĩ phát hiện đáy mắt của Lele đang có vấn đề, có khả năng gây ra các biến chứng nghiêm trọng nguy hiểm cho thị lực. Vì vậy, bác sĩ yêu cầu cha mẹ Lele đưa con đến kiểm tra mắt 3 tháng một lần.

Các bác sĩ phát hiện đáy mắt của cậu bé đang có vấn đề, có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm cho thị lực

Được biết, mẹ của Lele đã mua cho con một máy tính bảng từ khi bé trai mới được 3 tuổi để cho con xem các chương trình giáo dục sớm. Và đứa trẻ hầu như mỗi ngày đều dành 6 giờ để học và chơi trên máy tính bảng.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Các bác sĩ nhãn khoa cho biết nhìn vào máy tính bảng hay điện thoại thì cũng đều có hại như nhau. Và việc sử dụng thiết bị điện tử sớm trong một thời gian dài chính là nguyên nhân khiến Lele bị cận nặng. Và thật đáng tiếc là không có cách nào có thể khôi phục lại mắt cho cậu bé, theo thời gian, độ cận thị của bé trai sẽ ngày càng tăng lên.

Các bác sĩ cũng khuyên rằng trẻ em dưới 3 tuổi không nên sử dụng các sản phẩm điện tử như điện thoại di động, máy tính bảng dù với bất kỳ mục đích gì. Trẻ từ 3 đến 6 tuổi không nên sử dụng các sản phẩm điện tử quá 30 phút mỗi ngày, tốt nhất là chỉ trong vòng 15 đến 20 phút.

Vậy làm thế nào để phòng tránh cho con không bị cận thị?

Để con có một đôi mắt khỏe mạnh, cha mẹ hãy quan tâm và hướng dẫn trẻ làm những điều dưới đây:

– Cho mắt nghỉ ngơi hợp lý: Hãy áp dụng quy tắc 20-20-20 cho mắt. Nghĩa là cứ học bài hay làm việc được 20 phút, thì lại nhìn vào một vật cách xa 20 feet (khoảng 6m) trong vòng 20 giây.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Để con có một đôi mắt khỏe mạnh, cha mẹ hãy quan tâm và hướng dẫn trẻ

– Chú ý đến ánh sáng: Phòng học của con cần đầy đủ ánh sáng, ưu tiên ánh sáng tự nhiên. Ánh sáng cũng cần đáp ứng đủ các tiêu chuẩn như không quá sáng, không bị khuất bóng, không chiếu trực tiếp vào mắt…

Khoảng cách: Khoảng cách đọc sách và viết với học sinh là 35 – 40cm.

– Thường xuyên vui chơi ngoài trời: Cha mẹ nên thường xuyên cho con ra ngoài trời chơi để giúp mắt thư giãn, hạn chế được nguy cơ mắc tật khúc xạ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

– Khám mắt định kỳ: Đây là cách để phát hiện sớm tật khúc xạ mắt. Với trẻ chưa bị cận thì khoảng 1 năm cha mẹ cho bé đi khám 1 lần, và 6 tháng/lần đối với bé đã bị cận.

– Bổ sung dưỡng chất cho mắt: Cha mẹ hãy bổ sung các dưỡng chất tốt cho mắt như vitamin A, E, C, và các chất khoáng có trong rau củ, trái cây tươi, thịt, cá, trứng giúp tăng khả năng điều tiết, hạn chế nguy cơ mắc các bệnh về mắt.

Làm sao để không bị tăng độ khi đã cận thị?

Về thời gian đeo kính tốt – cận, đối với cận thị, trẻ có độ cận nhẹ (dưới -3 độ) thường vẫn còn khả năng sinh hoạt tương đối khi không có kính nên có thể chỉ cần đeo kính khi nhìn xa. Còn trẻ có độ cận trung bình đến nặng (từ -3 điốp trở lên) thì sẽ cần đeo kính cả ngày để sinh hoạt.

Như vậy, con của bạn sẽ cần đeo kính cả ngày do cháu đang có tình trạng bất đồng khúc xạ 2 mắt mặc dù độ cận thị mắt phải chỉ ở mức nhẹ.

Cách phòng tránh hoặc hạn chế tăng độ cho trẻ có tật khúc xạ

Một phần bản chất của tật cận thị là do sự bất tương xứng giữa các cấu trúc liên quan đến khúc xạ của mắt. Do đó, việc phòng tránh cận thị một cách tuyệt đối là điều không thể. Tuy nhiên, việc ta có thể làm là điều chỉnh lối sống để giảm bớt các yếu tố gây tăng nguy cơ hoặc tăng tiến triển của cận thị. Cụ thể là cần khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời nhiều hơn, tránh đọc sách ở cự ly quá gần (dưới 30cm), quá lâu (trên 2 giờ/ngày), và nên đọc sách trong điều kiện ánh sáng đầy đủ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Những nghiên cứu về tật khúc xạ sau này đã phát hiện rằng tình trạng viễn thị tương đối của vùng võng mạc chu biên khi đeo kính gọng có thể làm tăng nguy cơ tiến triển của cận thị

Về sự kiểm soát tránh tăng độ, những nghiên cứu về tật khúc xạ sau này đã phát hiện rằng tình trạng viễn thị tương đối của vùng võng mạc chu biên khi đeo kính gọng có thể làm tăng nguy cơ tiến triển của cận thị. Do đó, ngày nay người ta đã chuyển sang xu hướng cho trẻ đeo kính tiếp xúc cứng thấm khí trong lúc ngủ để chỉnh hình bề mặt giác mạc (phương pháp Ortho – K). Qua sáng hôm sau, trẻ có thể thoải mái sinh hoạt với đôi mắt chính thị không cần dùng kính. Đây không chỉ là một phương pháp an toàn giúp triệt tiêu độ cận không xâm lấn, mà còn có tác dụng làm giảm hoặc dừng sự tiến triển của cận thị, đặc biệt ở trẻ nhỏ.

Nguồn afamily.vn

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của TheAsianParent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Thủy Tiên