Bé thích ở bên mẹ hơn bố: Lý do vì sao?

Hầu như các em bé đều thích ở bên mẹ hơn là bố, vì sao lại có sự “phân biệt đối xử” như vậy? Các ông bố cần phải làm thế nào để gần gũi con hơn?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Rất nhiều ông bố ghẹn tị vì các em bé đặc biệt là mới sinh thường bám mẹ hơn, thỉnh thoảng bố còn cảm thấy như người thứ ba “bị cho ra rìa”. Những lúc này các ông bố cần làm gì để thu hút sự chú ý của bé con đây, khi bé thích ở bên mẹ hơn bố?

Bé con thích ở bên mẹ hơn là chuyện hoàn toàn bình thường!

Cũng dễ hiểu khi trẻ sơ sinh thường thích ở bên mẹ hơn bố, không chỉ bởi sợi dây liên kết suốt 9 tháng 10 ngày trong bụng mẹ, khi chào đời mẹ cũng là người cho bé con dòng sữa ngọt, vòng tay ấm áp ẳm bồng. Hơn thế nữa, khi đang ở trong độ tuổi phát triển não bộ, bé sẽ luôn muốn khám phá và tìm hiểu những người xung quanh cho nên đôi khi sẽ mau chán nếu chỉ suốt ngày ở cạnh một người. Vì vậy, các ông bố cần dành nhiều thời gian ở bên con khi có cơ hội để con “quen hơi”, thân thuộc với khuôn mặt và trở nên thoải mái khi có sự hiện diện của cha mình.

Một số lý do khiến bé thích ở bên mẹ hơn bố

Tình cảm mẹ con trong 9 tháng mang thai

Sự liên kết của mẹ và con lúc này không chỉ duy nhất qua sợi nhau thai. Ngay từ khi trong bụng, bé đã có thể nhận ra giọng nói thân thương của mẹ. Mẹ đã có thể thì thầm, hát, kể chuyện hay cho con nghe nhạc từ tam cá nguyệt thứ hai. Ít nhất dành 10 phút mỗi ngày giao tiếp với bé con vào 3 tháng cuối thai kỳ. Bất cứ khi nào thấy bé “nhúc nhích”, đó là dấu hiệu muốn mẹ an ủi, vỗ về.

Tình cảm mẹ con sau sinh

Sau khi vượt cạn vài giờ đầu tiên, mẹ không nên để tình trạng “mẹ con xa cách” diễn ra. Vì vậy, mẹ bầu nên nói chuyện trước với bác sĩ hoặc các ý tá về vấn đề này trước khi sinh. Sự tiếp xúc qua da, ánh mắt chính là cơ hội để trẻ cảm nhận tình cảm ruột thịt giữa mẹ và con. Nếu chuyện tách mẹ và con là cần thiết, không sao cả. Sợi dây liên kết tình cảm mẹ con vẫn còn đó và không hề biến mất. Khi cho con bú, mẹ và cả bé nữa sẽ cảm nhận trọn vẹn tình yêu này.

Gắn kết tình cảm với trẻ sơ sinh

Để thích ứng với “nhịp điệu” sống của trẻ sơ sinh, mẹ nên chịu khó chậm lại để cảm nhận và đáp ứng. Chịu khó nhận biết và học các dấu hiệu của bé rất quan trọng. Thông qua tiếng ọ ẹ, tiếng khóc hay cái nhăn mặt của bé, mẹ có thể hiểu bé đang muốn gì. Về vấn đề ngủ của con, không nhất thiết phải ngủ chung để tăng sự gần gũi, miễn là mẹ là người bé luôn nhìn thấy trước khi chìm vào giấc ngủ ngon.

Cho bé bú bằng sữa mẹ là sợi dây hoàn hảo gắn kết tình cảm mẹ con. Khi bú mẹ, trọn tầm mắt của bé đều hướng về mẹ yêu. Hơn nữa, việc cho bú làm cơ thể mẹ sản sinh ra hormone oxytocin, hormone tình yêu, thúc đẩy cảm giác hạnh phúc cho mẹ lẫn con.

Các bố cần làm gì để gần gũi con hơn khi bé thích ở bên mẹ hơn?

Đúng là thỉnh thoảng các bố sẽ thấy ghen tị khi dường như bé thích ở bên mẹ thôi, nhưng thay vì nghĩ đây là một cuộc chiến dành tình yêu với bà xã mình, các bố chỉ cần nỗ lực thêm một chút để bé cảm thấy thoải mái khi ở bên cạnh.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Hãy dành nhiều thời gian để gắn bó hơn với con mỗi ngày. Các bố có thể giúp mẹ cho con ngủ, điều này không chỉ làm cho bé gần gũi hơn mà còn giúp mẹ được nghỉ ngơi sau một ngày dài chăm sóc bé. Việc quen được bố chăm sóc sẽ hình thành một sợi dây liên kết cảm xúc giữa bố và bé con, giúp bé hiểu được bố chính là người mà mình có thể tin tưởng và cảm thấy được bảo vệ, và vì thế bé thích ở bên mẹ sẽ dần tận hưởng sự có mặt của bố hơn.

Sự quen thuộc này rất quan trọng, đặc biệt đối với giai đoạn đầu đời của trẻ bởi nó sẽ tác động đến việc hình thành nhân cách, tâm lý của trẻ khi trưởng thành. Vì vậy cách tốt nhất để xây dựng và thắt chặt thêm mối quan hệ khăng khít giữa hai cha con đó là bắt đầu sớm ngay từ khi bé chào đời.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Michelle Le