Bé sơ sinh bị ra nhiều mồ hôi có nguy hiểm không?

Tâm lý của nhiều mẹ khi thấy thay đổi thời tiết là mặc cho bé những chiếc áo thật dày và ấm. Tuy vậy cách mặc này cũng có thể khiến trẻ có mồ hôi trong lúc ngủ hoặc nằm bú sữa mẹ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trẻ ra mồ hôi nhiều có tốt không? Ra mồ hôi ở trẻ có thể là hiện tượng sinh lý hoặc bệnh lý. Do đó, khi bé sơ sinh bị ra nhiều mồ hôi thì bố mẹ nên quan sát kết hợp với các dấu hiệu khác để có các cách xử lý kịp thời. 

Nội dung bài viết:

  • Trẻ bị ra mồ hôi sinh lý
  • Trẻ bú sữa cũng ra mồ hôi vì sao?
  • Con bị đổ mồ hôi nhiều do bố mẹ mặc quần áo chưa phù hợp
  • Khi nào thì đổ mồ hôi là dấu hiệu bệnh lý ở trẻ sơ sinh?

Trẻ bị ra mồ hôi sinh lý

Nhiều ông bố bà mẹ cảm thấy lo lắng khi bé sơ sinh ra mồ hôi nhiều, đặc biệt là ở đầu và tay chân dù thời tiết không nóng nực hoặc thậm chí là khi trời đã trở lạnh. Các bác sĩ Nhi của khoa Sơ sinh, bệnh viện Từ Dũ cho biết: bé sơ sinh ra nhiều mồ hôi do cần nhiều năng lượng hơn trong quá trình xây dựng hệ cơ của các bộ phận cơ thể trong năm đầu đời như tế bào thần kinh, hoàn chỉnh hệ tiêu hóa, bài tiết...

Khi quá trình trao đổi chất diễn ra mạnh thì cơ thể bé cũng sẽ đốt cháy nhiều năng lượng. Vì thế mà cơ thể con tỏa nhiệt nhiều thông qua hiện tượng đổ mồ hôi. Thường gặp nhất là trẻ sơ sinh đổ mồ hôi đầu, tay và chân.

1 nguyên nhân khác khiến trẻ sơ sinh đổ mồ hôi nhiều là do hệ thần kinh của bé chưa hoàn thiện và phát triển hoàn toàn để tự điều chỉnh nhiệt độ cơ thể như người lớn. Vị trí của tuyến mồ hôi cũng góp phần gây ra hiện tượng này ở trẻ sơ sinh. Ở người trưởng thành, các tuyến mồ hôi không hạn chế ở phần nào của cơ thể nhưng trẻ sơ sinh thì chưa có nhiều tuyến mồ hôi ở nách và tuyến mồ hôi hoạt động mạnh nhất là ở trên đầu. Trẻ ngủ trong môi trường bí bách, không có sự thông thoáng hay hoạt động nhiều thì thường sẽ bị đổ mồ hôi nhiều ở đầu. Vậy trẻ ra mồ hôi nhiều có tốt không?

Lời khuyên dành cho mẹ nếu bé sơ sinh bị ra mồ hôi nhiều:

  • Điều chỉnh nhiệt độ phòng ở của bé sao cho thích hợp (nhiệt độ phù hợp với bé sơ sinh là từ 27-28 độ C).
  • Mẹ hãy thường xuyên mở cửa phòng cho thông thoáng, đừng để bé nằm điều hòa hoặc máy sưởi liên tục. Như vậy vừa khiến hệ miễn dịch của con bị suy giảm, dễ bệnh tật mà cũng có nguy cơ ra nhiều mồ hôi hơn.

Bạn có thể chưa biết:

Đừng chủ quan khi con đổ mồ hôi trộm vì đó có thể là dấu hiệu của bệnh lý nguy hiểm

Trẻ sơ sinh bị đổ mồ hôi đầu có phải là hiện tượng đáng lo ngại?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vì sao chỉ là ăn sữa (dù bú mẹ hay bú bình) mà con cũng ra nhiều mồ hôi?

Nhiều mẹ quan sát, khi con đang mút sữa, đặc biệt là sữa mẹ thì có hiện tượng trẻ sơ sinh đổ mồ hôi nhiều. Đây cũng là hiện tượng bình thường vì quá trình bú mút sữa đòi hỏi con phải sử dụng đến nhiều loại cơ. Có thể so sánh việc con ăn sữa cũng giống như người lớn phải bỏ sức để làm việc liên tục hoặc tập thể dục vậy.

Lời khuyên dành cho mẹ nếu trẻ sơ sinh ra nhiều mồ hôi:

Thường xuyên lau khô đầu cho bé trong lúc bú bằng khăn sữa là tốt nhất.

Con ra mồ hôi vì mẹ mặc quần áo cho bé chưa đúng cách

Bé sơ sinh bị ra nhiều mồ hôi vì mẹ mặc đồ cho con chưa đúng cách

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tâm lý của nhiều mẹ khi thấy thay đổi thời tiết là mặc cho bé những chiếc áo thật dày và ấm. Tuy vậy cách mặc này cũng có thể khiến trẻ có mồ hôi trong lúc ngủ hoặc nằm bú sữa mẹ.

Lời khuyên dành cho mẹ:

Cách tốt nhất khi mặc cho bé là mặc bằng với số lượt áo như của người lớn. Mẹ mặc mấy lớp thì con cũng mặc chừng đó. Với bé sinh non thì nên mặc nhiều hơn một lớp vì cơ thể con dễ bị mất nhiệt hơn trẻ bình thường. Lớp áo trong cùng nên thấm hút mồ hôi tốt.

Vào những ngày trời lạnh, mẹ nên thường xuyên sờ gáy trẻ để nhận biết nhiệt độ cơ thể con tốt nhất. Nếu gáy quá nóng nghĩa là mẹ đã mặc nhiều quần áo không cần thiết cho trẻ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mẹ cũng lưu ý là luôn dùng khăn sữa lau khô lưng bên trong để tránh con ra mồ hôi lâu sẽ khiến bé dễ bị lạnh người.

Bạn có thể chưa biết:

Con đổ mồ hôi trộm khi ngủ, dấu hiệu nguy hiểm bố mẹ cần hết sức cảnh giác

Cách trị mồ hôi trộm ở trẻ sơ sinh theo hướng dẫn của bác sĩ nhi khoa

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trường hợp đổ mồ hôi trộm ở trẻ sơ sinh do bệnh lý thì có biểu hiện như thế nào?

Nhiều mẹ lo lắng việc trẻ sinh đổ mồ hôi nhiều có phải là do bị thiếu canxi hay không. Trả lời câu hỏi này, Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Minh Tuấn - Bác sĩ Nhi - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng cho biết: Không phải tất cả các trường hợp trẻ sơ sinh đổ mồ hôi trộm ban đêm đều là dấu hiệu trẻ bị thiếu canxi. Nếu thấy trẻ đổ nhiều mồ hôi và có kèm theo những biểu hiện bất thường khác, mẹ nên đưa trẻ đến thăm khám bác sĩ để được kiểm tra xem trẻ có thực sự thiếu canxi không.

Trong quá trình chăm sóc trẻ, khi mẹ thấy bé ra nhiều mồ hôi trộm ở chân tay, đầu, kết hợp với các biểu hiện như sau thì rất có thể con đang mắc bệnh và cần có sự tư vấn điều trị của bác sĩ:

  • Trẻ thường xuyên quấy khóc
  • Ăn kém
  • Có biểu hiện chậm lớn, ít tăng cân
  • Thóp đầu liền chậm

Trong trường hợp này, việc quan trọng nhất là đưa bé đi khám để tìm ra nguyên nhân và cách điều trị thích hợp.

Nguồn tham khảo: Dấu hiệu trẻ đổ mồ hôi trộm do thiếu canxi - Vinmec

Xem thêm:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Minh Hương