Bé sơ sinh bị đau mắt - 5 bệnh nhiễm khuẩn mắt thường gặp ở trẻ

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trẻ có sức đề kháng kém hơn người lớn, vì thế rất dễ mắc bệnh nhiễm khuẩn mắt. Ba mẹ nên tìm hiểu 5 bệnh nhiễm khuẩn phổ biến khiến bé sơ sinh bị đau mắt và cách chăm sóc mắt bé.

Một số dấu hiệu bệnh về mắt ở trẻ nhỏ

Khi sinh ra, bé có thể phát hiện luồng ánh sáng gần mình. Bé chỉ nhìn được 25cm, sau đó tầm nhìn của bé sẽ dần tăng lên. Mẹ có thể nhận biết một số dấu hiệu bé mắc bệnh về mắt như sau:

  •  Mí mắt đỏ và bị đóng ghèn: Đây là dấu hiệu của nhiễm trùng mắt.
  • Hai mắt không phối hợp cùng nhau: Dấu hiệu rối loạn sự vận động của các cơ mắt.
  • Con ngươi trắng: Cảnh báo ung thư vùng mắt hoặc đục thủy tinh thể.
  • Chảy nước mắt nhiều: Dấu hiệu tắc tuyến lệ.

5 bệnh nhiễm khuẩn mắt phổ biến khiến bé sơ sinh bị đau mắt

Tắc tuyến lệ 

Tắc tuyến lệ khiến bé bị mắt đỏ, nhiều ghèn. Đó là ống dẫn lệ có chướng ngại vật khiến nước mắt bé không chảy được. Mẹ có thể vuốt dọc sống mũi bé để giúp bé thông tuyến lệ.

Nếu bé vẫn bị tắc tuyến lệ, mẹ cần đưa bé đến bác sĩ chuyên khoa để khám. Tuyệt đối không được thông tắc tuyến lệ ở những phòng khám không uy tín.

Viêm kết mạc và viêm giác mạc

Viêm kết mạc và giác mạc khiến bé bị sưng đỏ mắt, có ghèn vàng, mi mắt dính lại, khó nhắm mở, tiết nhiều nước mắt… Bé có thể gặp tình trạng này từ ngày thứ 2 đến thứ 5 sau sinh. Đa phần các trường hợ viêm kết mạc và giác mạc là do nhiễm vi khuẩn từ mẹ trong khi sinh nở. 3 loại vi khuẩn phổ biến nhất là:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Neisseria gonorrhoea (vi trùng gây bệnh lậu): Mắc phải trong khi sinh ra từ đường sinh dục của mẹ.
  • Chlamydia trachomatis (trùng roi): Mắc phải trong khi sinh ra từ đường sinh dục của mẹ.
  • Staphylococcus aureus: Mắc phải cả từ đường sinh dục mẹ hay sau khi sinh, từ người chăm sóc.

Viêm kết mạc do virus thường tự lành. Nhưng bạn nên đưa bé đến bác sĩ để được hướng dẫn cách vệ sinh mắt bé, làm sạch dịch tiết.

Viêm nhiễm mi mắt

Biểu hiện viêm nhiễm mi mắt là viêm bờ mi, chảy nước mắt, mắt đỏ, có cảm giác sạn trong mắt, ngứa và sưng đỏ mí mắt, bong da quanh mắt, cặn lông mi khi tỉnh dậy, nhạy cảm với ánh sáng, lông mi mọc bất thường, rụng lông mi. Nguyên nhân là do bé bị nhiễm vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng, dị ứng.

Lẹo mắt 

Lẹp mắt là loại mụn nhỏ mọc ở bờ mi mắt hay dưới chân lông mi do một loại tuyến nhỏ ở bờ mi bị nhiễm trùng. Lẹo thường tự hết nhưng để giúp bé yêu giảm đau và khó chịu, bạn có thể thử ngâm một miếng gạc sạch vào nước ấm rồi áp nhẹ lên mắt bị lẹo của bé trong khoảng 15 phút. Hơi ấm sẽ phá vỡ mủ, giúp nốt lẹo khô nhanh hơn. Bạn hãy thực hiện biện pháp này 4 lần/ngày.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Đau mắt đỏ 

Đau mắt đỏ có tỷ lệ dẫn đến viêm giác mạc là 20%. Nguyên nhân là do vi khuẩn và virus gây ra. Bé sẽ có những biểu hiện sưng nề, dử mắt ra nhiều, mắt đỏ, xuất huyết dưới kết mạc, chảy nước mắt…

Cách chăm sóc khi trẻ sơ sinh bị đau mắt

Để vệ sinh mắt cho bé, mẹ có thể dùng bông gòn sạch thấm nước muối ấm. Mẹ lau cho bé 2 – 3 lần mỗi ngày theo chiều từ đầu mắt ra đuôi mắt. Ngoài ra, mẹ có thể massage vùng mắt để giúp bé ngưng ghỉ ghèn. Dùng đầu ngón tay út day nhẹ vùng phía dưới đầu mắt bé. Mỗi ngày day khoảng 3 lần, mỗi lần khoảng 1-2 phút.

Khi thấy bé sơ sinh bị đau mắt và có những biểu hiện của bệnh nhiễm trùng mắt, mẹ nên đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt. Những bệnh nhiễm trùng mắt đều có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng hơn. Ví dụ như viêm kết mạc nếu không được điều trị có thể ảnh hưởng thị lực mắt, dẫn đến mù lòa. Hay lẹo mắt cũng có thể tái phát nhiều lần nếu không được bác sĩ chỉ định chữa trị. Do đó mẹ tuyệt đối không được chủ quan với những bệnh về mắt.

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Quỳnh Hoa