Bé sợ người lạ: Có cách nào giúp bé cải thiện tình trạng này?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bé sợ người lạ, đó có thể là bước chuyển biến giai đoạn tâm lý của trẻ hoặc do tính cách bé. Trong mỗi trường hợp ba mẹ cần có cách phù hợp để giúp con cải thiện tình trạng này.

Nội dung bài viết:

  • Nguyên nhân bé sợ người lạ
  • Làm gì để cải thiện tình trạng bé sợ người lạ?

Những nguyên nhân bé sợ người lạ mà có thể ba mẹ chưa biết

Việc một em bé sợ người lạ hoàn toàn không phải là điều bất bình thường trong tâm lý của trẻ. Các chuyên gia tâm lý có thể giải thích cho ba mẹ về điều này qua từng giai đoạn lứa tuổi của trẻ cũng như tính cách bé.

Bé sợ người lạ vì bắt đầu học được sự xa cách 

Bước sang tháng thứ 7- tháng thứ 9, hầu hết trẻ sẽ có một mốc thay đổi chuyển biến rõ rệt về mặt tâm lý. Bé bỗng trở nên bám mẹ hoặc người chăm sóc mình hơn.

Bạn có thể chưa biết:

Tâm lý trẻ em – Những sai lầm của cha mẹ Việt khiến con phát triển không cân bằng

    Tuyệt chiêu nắm bắt tâm lý trẻ em sau 1 tuổi để dạy con đúng cách và giúp bé phát triển toàn diện

Trẻ sợ người lạ và vô cùng cảnh giác với những người con chưa gặp bao giờ. Giai đoạn này được gọi là trẻ học được về sự xa cách.

Lo lắng cách xa diễn ra trầm trọng nhất khi bé 9 tháng tuổi hoặc có thể còn kéo cho đến khi 18 tháng tuổi, và nó xảy ra ở hầu hết các bé. Lúc này trẻ đang trong giai đoạn phát triển mà não có thể giúp trẻ nhận biết được mẹ quan trọng như thế nào, nhưng lại chưa đủ hoàn thiện để nhận ra khi mẹ không ở bên bé không có nghĩa là mẹ sẽ đi mãi.

Trẻ thuộc tính cách chậm chuyển đổi hoặc nhạy cảm  

Đôi  khi ba mẹ cần hiểu rằng, không phải em bé nào cũng thích thú với việc tiếp xúc người lạ. Điều này còn phụ thuộc rất nhiều vào tính cách của trẻ. Những em bé thuộc tính cách bé Thiên Thần, bé Bài Bản thường có xu hướng dễ thích nghi ở môi trường mới hoặc với người lạ.

Ngược lại những em bé mang tính cách Nhạy cảm, Năng động hoặc Cáu kỉnh sẽ khó khăn hơn khi phải bắt đầu một mối quan hệ mới hoặc môi trường mới.

Tâm lý trẻ em thuộc 3 nhóm này thường có xu hướng  rất dễ xúc động và rất dễ phấn khích. Con sợ tiếng động và sẽ chớp mắt, quay đầu khi nhìn thấy ánh sáng. Con hay khóc, không vì lý do rõ ràng nào cả.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những hệ thống bên trong của những em bé này khác hẳn so với các em bé khác. Vì con sở hữu nhiều hormone căng thẳng hơn (cortisol và norepinephrin là hai loại hormone kích hoạt cơ chế chiến hay biến), nên con trải qua cảm giác sợ hãi và các cảm giác khác ở cường độ cao hơn. Do đó bé sợ hãi người lạ cũng là điều hoàn toàn có thể hiểu được.

Bé được nuôi dạy trong môi trường ít tiếp xúc với người lạ 

Trong cuộc sống hiện đại, xu hướng gia đình hạt nhân (chỉ có bố mẹ và con cái) đang ngày càng phát triển. Ở những mô hình gia đình này, mối quan hệ giữa các gia đình.

Đặc biệt là khi người chồng đóng vai trò làm trụ cột gia đình và người vợ ở nhà chăm con thì việc giao tiếp xã hội có thể bị hạn chế hơn.

Với những bố mẹ có xu hướng nội tâm cũng sẽ ảnh hưởng nhiều đến tính cách của trẻ. Những em bé này sẽ trở nên rụt rè và nhút nhát, dè chừng hơn với nguời lạ cũng như trong môi trường quá mới.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bạn có thể chưa biết:

Tìm hiểu tâm lý trẻ 2 tuổi để nuôi dạy con đúng phương pháp

    Tâm lý trẻ 4 tuổi cần được tìm hiểu kỹ càng vì đây là giai đoạn quan trọng

Ba mẹ nên làm gì để cải thiện tình trạng bé sợ người lạ?

Những lời khuyên dưới đây có thể giúp trẻ và ba mẹ dễ dàng vượt qua giai đoạn khó khăn về mặt tâm lý cũng giúp bé linh hoạt hơn trong những tình huống khi phải tiếp xúc với người lạ.

Cho bé thời gian để thích nghi

Cố gắng không để người lạ bắt đầu chăm sóc trẻ khi con ở độ tuổi từ 8 tháng đến 1 tuổi – thời điểm mà lo sợ xa cách có khả năng xuất hiện lần đầu. Ngoài ra, cố gắng không rời đi khi con mệt mỏi, đói hoặc bồn chồn. Nếu có thể, ba mẹ hãy lên kế hoạch rời đi sau giấc ngủ trưa và giờ ăn của trẻ.

Một điều nữa mà ba mẹ cũng cần hiểu rằng, sự sợ hãi về xa cách của trẻ chỉ là giai đoạn tạm thời. Khi trẻ bước sang tuổi lên 2 thì điều này sẽ biến mất.

Tập cho bé cách tiếp xúc với người lạ 

Thực hành việc cách xa nhau, và cho trẻ làm quen với những người mới cũng như địa điểm mới một cách từ từ. Nếu bạn dự định để con ở với người thân hoặc người giữ trẻ mới, hãy mời người đó đến trước để họ và con có dành thời gian bên nhau khi bạn ở cùng.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nếu con bạn đang chuẩn bị “đi bộ đội” ở một cơ sở chăm sóc trẻ em hoặc trường mầm non mới, hãy cùng trẻ đến đó tham quan một vài lần trước khi gửi trẻ để trẻ có thể quen dần với việc xa bạn.

Muốn cải thiện tâm lý trẻ hãy tôn trọng tính cách của con

Những trẻ nhạy cảm, cáu kỉnh và năng động luôn cần nhiều thời gian để chuyển đổi khi ở môi trường mới hoặc tiếp xúc với người lạ. Hiểu được bản chất của trẻ sẽ giúp ba mẹ dễ dàng xử lý các tình huống như bé quấy khóc, bám ba mẹ hơn khi gặp người lạ.

Chính vì vậy nếu ba mẹ muốn bé làm quen với người lạ, hãy nói cho con nghe trước về người con sẽ gặp, nơi con sẽ đến. Khi bé trở nên sợ hãi hoặc rụt rè, đừng vội chê trách, thúc ép hay mắng con, thay vào đó ba mẹ nên khuyến khích hoặc kiên nhẫn chờ đợi cho đến khi bé cảm thấy sẵn sàng.

Hướng dẫn con tham gia các hoạt động có bạn mới 

Như các chuyên gia tâm lý đã nói, việc cải thiện tình trạng bé sợ người lạ của một đứa trẻ luôn đòi hỏi thời gian và sự kiên nhẫn của chính cha mẹ và bé. Để làm được điều này, tạo ra các hoạt động giao tiếp cho trẻ là điều vô cùng cần thiết.

Trong một ngày, ba mẹ nên chọn ra một khoảng thời gian nhất định để trẻ được tiếp xúc với những trẻ cùng trang lứa như dẫn trẻ đi chơi công việc, đến thăm hàng xóm, tham gia các nhóm giao lưu dành cho trẻ…

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bé sợ người lạ là 1 trong những trạng thái tâm lý bình thường ở trẻ trong bất kỳ giai đoạn nào. Điều này 1 phần xuất phát từ tính cách của bản thân bé, ngoài ra còn có thể do môi trường sống của bé ít tiếp xúc với người lạ… Lúc này, điều trẻ cần nhất là sự xoa dịu và trấn an từ những người thân yêu nhất. Điều ba mẹ cần làm là mang lại cho con cảm giác yên tâm và hỗ trợ con bằng nhiều cách để con sớm dạn dĩ, bớt căng thẳng và thoải mái hơn khi tiếp xúc với người lạ. Những em bé sợ người lạ sẽ cần nhiều thời gian hơn để thích nghi và làm quen, ba mẹ hãy kiên nhẫn nhé.

Điều quan trọng nhất khi bé sợ người lạ là ba mẹ cần đồng hành cùng con, giúp trẻ hiểu rằng dù có thế nào thì vẫn luôn có ba mẹ là người hỗ trợ và nơi an toàn dành cho bé.

Xem thêm: 

Vào ngay Fanpage ca theAsianparent Vietnam để cùng tho lun và cp nht thông tin cùng các cha m khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Minh Hương