7 mẹo hiệu quả khi bé quấy khóc không dứt vào "Tuần khủng hoảng" từ tác giả của cuốn sách Wonder weeks

Tiến sĩ Frans: "Không nên hoảng loạn vì giai đoạn này là bình thường ở mỗi trẻ. Hầu hết các bậc cha mẹ đều tự trách mình hay chạy đến bác sĩ hoặc chuyên gia tư vấn về cho con bú (bởi vì các bà mẹ lầm tưởng có thể mình đang phải đối mặt với các vấn đề trong khi cho con bú trong giai đoạn này)."

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tuần khủng hoảng trẻ sơ sinh đến khiến bé quấy khóc, cáu kỉnh và bám mẹ. Thời điểm này mẹ nên làm gì để trấn an con? Đây là những nội dung bạn sẽ có được trong bài viết này:

  • Nghiên cứu về tuần khủng hoảng khiến bé quấy khóc
  • Tuần khủng hoảng trẻ sơ sinh là gì?
  • Các giai đoạn của những tuần khủng hoảng
  • Cha mẹ có nên thay đổi cách chăm sóc bé trong 3 giai đoạn này không?
  • Điều cần tránh trong những tuần khủng hoảng trẻ sơ sinh?
  • Dấu hiệu nào cho thấy bé đang trải qua tuần khủng hoảng?
  • Có nên dựa vào ngày dự sinh để tính tuần khủng hoảng?
  • Cách tốt nhất để đảm bảo rằng bé đang phát triển tối đa tiềm năng của mình?
  • Cách xử trí khi bé quấy khóc nhiều vào tuần khủng hoảng

Nghiên cứu về tuần khủng hoảng khiến bé quấy khóc

Tiến sĩ Frans Plooij là chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực chăm sóc tâm lý trẻ sơ sinh và là 1 trong 2 tác giả của cuốn sách về trẻ sơ sinh bán chạy nhất thế giới - The Wonder Weeks. Cuốn sách này đã giúp nhiều bậc cha mẹ trên khắp thế giới hiểu được diễn biến tâm lý của con mình trong 2 năm đầu đời.

Trong 35 năm qua, nhóm của ông đã nghiên cứu sự phát triển của trẻ sơ sinh và cách các bà mẹ phản ứng với những thay đổi của trẻ. Các nghiên cứu về thần kinh đã chỉ ra rằng có những thời điểm xuất hiện những thay đổi lớn diễn ra trong não của trẻ dưới 20 tháng tuổi. Có 10 thời điểm diễn ra bước nhảy lớn mà mọi em bé đều trải qua trong 20 tháng đầu đời!

Sau đây là bài phỏng vấn Tiến sĩ Frans Plooij, tác giả của The Wonder Weeks (Tuần khủng hoảng).

Tuần khủng hoảng trẻ sơ sinh là gì?

Có 10 thời điểm diễn ra bước nhảy lớn mà mọi em bé đều trải qua trong 20 tháng đầu đời! (Nguồn ảnh: Unsplash)

Tiến sĩ Frans cho biết: "Ở một độ tuổi cụ thể, tất cả trẻ sơ sinh đều trải qua giai đoạn khó khăn, đặc trưng bởi 3 dấu hiệu bé quấy khóc, bám mẹ và cáu gắt. Lúc này, nhiều bậc cha mẹ bắt đầu nghi ngờ kỹ năng làm cha mẹ của mình, nhưng thực tế vấn đề không nằm ở cha mẹ, mà đó là do tuần khủng hoảng của bé."

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

"Dựa trên nghiên cứu độc lập được thực hiện ở Scotland về sự phát triển của não bộ trẻ trước và sau khi sinh chúng tôi đã tìm ra lý do. Đó là vì khi bắt đầu những giai đoạn phát triển, có những thay đổi lớn xảy ra trong não của trẻ và thông qua đó, nhận thức của trẻ về thế giới xung quanh cũng thay đổi mạnh mẽ."

"Cứ như thể bé vừa hạ cánh xuống một hành tinh mới, nơi mọi thứ đều lạ lẫm. Hãy tưởng tượng bạn đi ngủ, và thấy mọi thứ đều khác biệt lúc thức dậy vào sáng hôm sau. Bạn sẽ chẳng có thể làm được gì khác ngoài ôm chặt lấy người bạn đời của mình."

"Điều tốt nhất cha mẹ có thể làm là an ủi bé, bởi vì sự thay đổi này có thể khiến bé rơi vào trạng thái sợ hãi và người duy nhất có thể giúp bé thích ứng với thế giới mới này chính là cha mẹ. Và điều này xảy ra những 10 lần trong vòng 20 tháng đầu đời của bé! Cho nên mới có kết luận trẻ được sinh ra tới 10 lần, bởi vì mỗi lần thay đổi nhận thức sẽ là một thế giới tri giác mới."

Có thể bạn chưa biết

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Làm thế nào để trẻ sơ sinh ngủ ngon? Các bước hướng dẫn chi tiết giúp con ít quấy khóc, dễ đi vào giấc

Các giai đoạn của những tuần khủng hoảng

Tiến sĩ Frans chia sẻ: "Một tuần khủng hoảng bao gồm 3 giai đoạn. Giai đoạn đầu tiên là thay đổi não bộ, nhận thức mới và giai đoạn hành vi khó khăn. Trong giai đoạn này, bé thường cảm thấy khó chịu và cần rất nhiều sự an ủi."

"Sau đó là giai đoạn 'nắng đẹp' khi bé bắt đầu thử những điều mới nhưng vẫn muốn cha mẹ ở bên. Cuối cùng là giai đoạn thực hành độc lập, khi bé chủ động thích nghi với thế giới mới, muốn khám phá và tự học các kỹ năng mới."

Cha mẹ có nên thay đổi cách chăm sóc bé trong 3 giai đoạn này không?

Bé luôn muốn cha mẹ ở bên, nhất là khi đang khó chịu trong người (Nguồn ảnh: Unsplash)

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tiến sĩ Frans: "Ngay từ đầu, việc an ủi bé là rất quan trọng. Nhưng chúng tôi khuyến cáo cha mẹ đừng 'quá giúp đỡ' và làm mọi việc cho con, mà chỉ nên tạo điều kiện khi bé đã bắt đầu thích nghi."

"Ví dụ, nếu có thứ gì đó ngoài tầm với của bé, hãy để bé tự mình tiếp cận và lấy nó thay vì di chuyển đồ vật đó lại gần hơn. Bằng cách đó chúng ta có thể cho bé trải nghiệm 'thành công' chứ không phải trải nghiệm 'thất bại' khiến bé tức giận và cáu kỉnh."

Điều cần tránh trong những tuần khủng hoảng trẻ sơ sinh?

Tiến sĩ Frans: "Không nên hoảng loạn vì giai đoạn này là bình thường ở mỗi trẻ. Hầu hết các bậc cha mẹ đều tự trách mình hay chạy đến bác sĩ hoặc chuyên gia tư vấn về cho con bú (bởi vì các bà mẹ lầm tưởng có thể mình đang phải đối mặt với các vấn đề trong khi cho con bú trong giai đoạn này)."

"Hãy an ủi bé nhiều hơn, đừng lấy lý do không muốn làm hư con mà để bé khóc. Bé cần được an ủi vì không thể tự mình vượt qua được."

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Chúng ta nên tuân thủ các thói quen hay linh hoạt hơn cho lịch trình cho ăn ngủ của bé ở những giai đoạn này?

Tiến sĩ Frans: "Nói chung các bậc cha mẹ nên sẵn sàng cho nhu cầu ăn nhiều hơn của bé."

Dấu hiệu nào cho thấy bé đang trải qua tuần khủng hoảng?

Tiến sĩ Frans: "Trong cuốn sách Wonder Weeks, chúng tôi đã liệt kê rất chi tiết những dấu hiệu cho thấy trẻ đang trải qua tuần khủng hoảng. Nói chung, mẹ sẽ thấy bé quấy khóc, bám mẹ và cáu gắt nhiều hơn."

Càng lớn thì bộ não của trẻ càng phức tạp hơn. Vì vậy, chúng có thể ngọt ngào khác thường với mẹ và điều bé muốn là sự chú ý và gần gũi và tiếp xúc thân thể với mẹ."

Điều gì sẽ xảy ra nếu bé không có trải qua tuần khủng hoảng, nhưng vẫn quấy khóc và cáu kỉnh?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tiến sĩ Frans: "Lúc này không loại trừ các yếu tố khác như ốm đau, khó chịu, thay đổi không gian (khiến bé căng thẳng) ..."

Có nên dựa vào ngày dự sinh để tính tuần khủng hoảng?

Tiến sĩ Frans: "Nên dựa vào ngày dự sinh để tính toán, vì các mốc phát triển được tính bắt đầu từ lúc thụ thai, không phải từ khi sinh. Ngày sinh không liên quan."

Còn đối với trẻ sinh non thì sao?

Tiến sĩ Frans: "Chúng ta vẫn sử dụng ngày dự sinh trong trường hợp này."

Trẻ không trải qua tuần khủng hoảng nào nữa sau wonder week thứ 10?

Tiến sĩ Frans: "Có, nhưng đây là một giai đoạn khác và đã nghiên cứu rộng rãi ở các nhóm tuổi cao hơn."

Cách tốt nhất để đảm bảo rằng bé đang phát triển tối đa tiềm năng của mình?

Tiến sĩ Frans: "Khi cha mẹ thấy rằng bé không thể tự mình vượt qua giai đoan này được thì cần phải an ủi và hỗ trợ con. Cha mẹ hoàn toàn có thể nhìn ra được bé muốn phát triển kĩ năng nào trước, hãy tạo điều kiện và môi trường cho bé phát triển các kỹ năng này, làm sao để bé có thể có càng nhiều 'kinh nghiệm thành công' càng tốt. Điều đó sẽ tạo ra sự khác biệt lớn trong sự phát triển trí tuệ, xã hội và sức khỏe của bé. "

Có thể bạn chưa biết

Cách xử trí khi bé quấy khóc nhiều vào tuần khủng hoảng

Khi bé quấy khóc, hãy cho bé làm điều bé thích nhất như đi dạo, nghịch nước hoặc nghe nhạc, mát xa (Nguồn ảnh: Unsplash)

Mặc dù việc trải qua những tuần khủng hoảng này là điều không thể tránh được, nhưng cha mẹ có thể làm một số việc để hạn chế căng thẳng và giúp các bé bớt quấy khóc:

- Cho trẻ đi ngủ giấc đêm sớm hơn bình thường 30 - 45 phút. Cắt đi 1 giấc ngủ ngày (áp dụng với tuần 12 - 26 hoặc 37 - 55 hoặc 64). Vì các tuần này là các tuần trẻ thay đổi thói quen ngủ, trẻ muốn ngủ ít hơn, thức giấc nhiều hơn.

- Không ép trẻ ăn trong giai đoạn trẻ đang dễ cáu gắt và thay đổi tâm lý. Nếu mẹ ép bé ăn có thể dẫn đến tình trạng biếng ăn tâm lý ở trẻ. Cha mẹ có thể thay đổi thói quen ăn uống một chút trong những ngày này, có thể cho con ăn khi nào con cần.

- Dành nhiều thời gian hơn cho bé. Đây chính là điều bé muốn, vừa được ở gần mẹ nhiều hơn lại được luyện tập các kỹ năng mới, bé sẽ rất hào hứng.

- Khi bé quấy khóc, hãy cho bé làm điều bé thích nhất như đi dạo, nghịch nước hoặc nghe nhạc, mát xa… Không chỉ vậy, trong những tuần này, bé nên được vận động càng nhiều càng tốt. Vận động nhiều sẽ khiến bé quên đi buồn bực và ngủ ngon hơn.

- Cha mẹ cũng nên chuẩn bị tâm lý trước những cơn quấy khóc vô cớ của con, có nhiều bé sẽ không nín khóc cho tới khi bé mệt và ngủ thiếp đi. Tuy nhiên, cũng không nên bỏ qua các dấu hiệu khác của việc bé mệt mỏi hay ốm đau…

- Theo bác sĩ chuyên khoa I Bùi Thị Hà - Bác sĩ Nhi - Sơ sinh - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long, khi trẻ quấy khóc thì bố mẹ cần cố gắng giữ bình tĩnh. Tỉnh táo khi bé khó chịu quấy khóc giúp người lớn sớm nhận ra lý do thực sự khiến con khóc và có thể dỗ dành bé bằng giọng nói nhẹ nhàng của mình. Nhiều trẻ khi cảm thấy lo lắng, bất an sẽ muốn cha mẹ vuốt ve để cảm thấy an toàn hơn. Hãy ôm bé, bồng con trong tay để bé an tâm và bình tĩnh hơn.

Theo theAsianparent Singapore, Đoán đúng ý khi trẻ quấy khóc nhiều, bố mẹ giảm căng thẳng - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Mecoca