Sau khi sinh khoảng 5-6 tuần, trẻ sơ sinh hay vặn mình đỏ mặt. Thậm chí đến lồi rốn và khiến rốn bị bật máu. Điều này khiến bé không ngủ ngon giấc, hay giật mình. Hiện tượng bé hay vặn mình có gì đáng lo ngại không? Ba mẹ hãy cùng tìm hiểu nhé.
Tại sao trẻ sơ sinh hay vặn mình đỏ mặt?
Do sinh lý của bé
Triệu chứng vặn mình và đỏ mặt là sinh lý bình thường của trẻ trước 2 tháng tuổi, biểu hiện bé vặn người, có thể lăn qua lại, đỏ bừng mặt, triệu chứng kéo dài vài phút và tự hết. Ngoài ra bé vẫn biểu hiện bình thường, không khóc quấy, không ói, vẫn lên cân tốt, cân nặng trong khoảng cho phép thì các mẹ không cần thiết phải quá lo lắng.
Do thiếu chất (thiếu canxi, vitamin D)
Canxi và vitamin D là hai dưỡng chất có vai trò quan trọng trong sự phát triển đầu đời trẻ. Thiếu canxi và vitamin D, nhất là ở trẻ sinh non có thể dẫn đến nhiều vấn đề như: bệnh còi xương, chậm lớn, suy dinh dưỡng, quấy khóc đêm, vặn mình, trẻ hay giật mình.
Ngoài ra, bé hay vặn mình đỏ mặt còn có thể do một số nguyên nhân khác gây ra như: bé bị đói, không thoải mái vì tã bỉm ướt, âm thanh ồn ào, phòng ngủ quá nóng hay quá lạnh.
Trẻ sơ sinh hay vặn mình đến lồi rốn có sao không?
Hiện tượng lồi rốn còn gọi là thoát vị rốn. Thoát vị rốn xảy ra thường xuyên nhất ở các bé sinh non hoặc có cân nặng khi sinh thấp. Dị tật này xảy ra nhiều hơn ở các bé gái. Dấu hiệu nhận biết: Một khối tròn nổi lên ngay tại vị trí lỗ rốn. Bạn có thể nhìn thấy khối lồi này và cảm nhận nó khi ấn thật nhẹ nhàng lên vùng rốn.
- Những biểu hiện như hay vặn mình, uốn mình, khóc ưỡn người hoặc rặn mạnh những lúc đi ngoài ở trẻ sơ sinh là những biểu hiện bình thường và chúng sẽ mất dần trong những tháng tiếp theo.
- Tuy nhiên, vì thành bụng tại khu vực quanh rốn của trẻ vẫn còn mỏng. Nên việc lặp đi lặp lại liên tục những biểu hiện vặn mình, khóc ưỡn người… sẽ khiến rốn bé mỗi lúc lại lồi cao hơn. Khi trong thành bụng có một áp lực đủ mạnh nó sẽ đẩy ruột đến chân rốn và làm cho chân rốn căng phồng lên cao. Cứ tiếp tục như vậy trong một thời gian, chân rốn sẽ không trở lại với hình dạng lúc ban đầu và sẽ luôn hình hài như vậy cho đến khi đứa trẻ lớn khôn.
Bé hay rướn vặn mình đến chảy máu rốn thì sao?
Tình trạng chảy máu rốn của trẻ theo như mẹ mô tả thì không nghiêm trọng. Tuy nhiên nếu việc này kéo dài vài ngày, bạn cũng nên mang trẻ đến cơ sở y tế để thăm khám.
Việc bé vặn vẹo nhiều khá phổ biến trong những tháng đầu đời, điều này không có gì đáng lo. Tuy nhiên khi bé vặn vẹo và gồng người quá nhiều có thể khiến thành bụng bị căng và khiến cho việc chảy máu chấn rốn nhiều hơn. Mẹ cũng rất cần bổ sung các vitamin và khoáng chất trong quá trình cho con bú mẹ như canxi, sắt …
Nếu tình trạng này còn tiếp diễn, bạn mang bé đi khám sớm để bác sĩ có hướng xử trí thích hợp.
Cha mẹ cần làm gì để bé bớt rướn, vặn mình?
Trước tiên mẹ cần lưu ý chỗ ngủ của con
Luôn đảm bảo chỗ ngủ của bé được khô ráo và ấm áp, nên kiểm tra tã lót hoặc bỉm của trẻ khi ngủ bởi vì da của các bé rất nhạy cảm, nếu bỉm có quá nhiều nước sẽ khiến trẻ khó chịu và không thể ngủ ngon giấc, tỉnh giấc hay giật mình, vặn mình, thậm chí là quấy khóc
Xoa dịu bé
- Mẹ có thể vuốt ve, mát xa, ôm bé vào lòng, hát ru sẽ giúp bé thấy dễ chịu hơn.
- Nếu trẻ hay nôn trớ, ọc sữa thì mẹ cần thay đổi cách cho bé bú, không đặt bé nằm ngủ ngay sau khi bú.
- Chuyển hướng sự chú ý của bé sang thứ khác. Mẹ hãy cho bé cầm đồ chơi nào đó hoặc nhìn con vật, hiện tượng thú vị nào đó.
Quấn bé
Để con được ngon giấc, nhất là trong giai đoạn 2 tháng đầu, khi cơ thể chưa quen với môi trường rộng lớn, chếnh choáng bên ngoài, mẹ có thể quấn cho bé cảm giác yên tâm hơn.
Bổ sung đủ dinh dưỡng
Trẻ sơ sinh hay vặn mình có thể do thiếu vitamin D vì thế mẹ hãy cho bé tắm nắng mỗi ngày để bổ sung vitamin D cho bé.
Theo theAsianparent
Xem thêm
- Bé hay vặn mình khi ngủ – Mẹ cần làm gì?
- Con vặn người, rướn mình nhiều có phải là hiện tượng bất thường?
- Cách bổ sung canxi cho trẻ sơ sinh đúng chuẩn giúp bé không còi cọc, ốm đau
- Trẻ mọc răng chậm có phải do thiếu Vitamin D?