Các loại phản xạ khiến bé hay giật mình khi ngủ và cách giúp con ngủ sâu giấc hơn

Từ khi mới sinh ra, trẻ sơ sinh sẽ tự động có những phản xạ giật mình khi ngủ và dần mất đi khi trẻ tròn sáu tháng tuổi.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bé hay giật mình khi ngủ có phải là hiện tượng bình thường? Khi giật mình con sẽ trông như thế nào? Cách nào khắc phục và giúp con ngủ ngon hơn?

Bé hay giật mình khi ngủ sẽ trông như thế nào?

Nếu em bé mới sinh của mẹ hay bị giật mình khi ngủ vì tiếng động, chuyển động đột ngột hoặc cảm thấy như bị ngã, thì có thể con đang phản ứng theo một cách cụ thể vì một nguyên nhân nào đó. Khi đó, con có thể đột ngột dang rộng cánh tay và chân, cong lưng như bản năng tự nhiên. Bé cũng có thể khóc hay không khóc khi bị giật mình.

Con thực hiện những hành động này để phản ứng lại khi bị giật mình bởi các yếu tố môi trường tác động. Đây là điều hoàn toàn bình thường hay gặp ở trẻ sơ sinh.

Đôi khi bé hay giật mình khi ngủ ít hơn mọi khi cũng không phải là vấn đề nghiêm trọng, ba mẹ không nên cố tình làm trẻ ngủ giật mình để kiểm tra xem con liệu có đang ổn. Tuy nhiên, nếu bé hoàn toàn không giật mình thì có thể là dấu hiệu của các vấn đề về não, tủy sống, hoặc thậm chí cả hai. Vì phản xạ là một dấu hiệu tượng trưng của một hệ thống thần kinh lớn trong cơ thể. Lúc này ba mẹ nên thông báo và tham khảo ý kiến bác sĩ.

Các loại phản xạ của trẻ sơ sinh khi bị giật mình khi ngủ

Bé hay giật mình khi ngủ để tìm thức ăn

Nếu mẹ chạm nhẹ vào má trẻ, trẻ sẽ quay mặt, hơi há miệng về phía tay hoặc vú của mẹ. Trẻ sơ sinh làm điều này theo bản năng để tìm thức ăn.

Mút

Bé sẽ tự động bắt đầu bú nếu có vật gì đó chạm vào vòm miệng. Bé hay giật mình khi ngủ và làm điều này theo bản năng để được nuôi dưỡng. Nhưng mặc dù em bé biết cách bú một cách tự nhiên, mẹ vẫn phải có thể mất một số thời gian luyện tập để biến nó thành một kỹ năng.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nếu gặp khó khăn trong việc cho con bú, đừng nản lòng. Thay vào đó, hãy nhờ đến sự giúp đỡ của chuyên gia.

Bước đi

Nếu bạn bế trẻ thẳng đứng và để chân trẻ chạm vào một mặt phẳng, trẻ sẽ nhấc chân này lên rồi nhấc đến chân kia lên. Bé hay giật mình khi ngủ như vậy có vẻ như bé đang cố gắng thực hiện các bước. Phản xạ này giúp trẻ sơ sinh phát triển kỹ năng đi mà con có thể sẽ bắt đầu thực hiện vào khoảng thời gian 1 tuổi.

Bé hay giật mình khi ngủ với phản xạ nắm bắt

Con yêu sẽ khép các ngón tay lại xung quanh vật gì đó được đưa vào tay bé như ngón tay của mẹ hoặc đồ chơi. Phản xạ này giúp trẻ sơ sinh phát triển kỹ năng cầm nắm đồ vật một cách có chủ đích khi lớn lên.

Những phản xạ này khiến bé hay giật mình khi ngủ này là một phần bình thường trong quá trình phát triển.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tình trạng bé hay giật mình khi ngủ này thường kéo dài bao lâu?

Từ khi mới sinh ra, trẻ sơ sinh sẽ tự động có những phản xạ này và dần mất đi khi trẻ tròn sáu tháng tuổi. Khi các cơ của bé phát triển, bé sẽ có khả năng cân bằng tốt hơn.

Các cách khắc phục để giúp con yên giấc

Quấn khăn khi ngủ cho con

Con trẻ sẽ cảm thấy an toàn và được bảo vệ khi được quấn khăn lúc ngủ. Những hành động phản xạ khiến con giật mình khi ngủ sẽ giảm bớt.

  • Trải khăn ra trên mặt bàn hay giường sao cho khăn trải hình vuông.
  • Đặt bé nằm ngửa vào phần phía trên tấm trải.
  • Đảm bảo tay bé để 2 bên người và thoải mái. Không cần ép bé thẳng tay. Bạn nên nhớ cánh tay sẽ giúp bé cảm giác an toàn nên đừng cứng nhắc quá.
  • Xếp 1 góc của tấm khăn dọc xuống dưới, qua vai và bụng bé. Luồn góc này vào dưới mông bé để giữ chặt lại. Không cần kéo căng tấm trải nhưng ráng giữ nó thẳng và đủ thoải mái cho bé.
  • Bên đối diện làm tương tự rồi chèn góc khăn vào dưới phần khăn bên kia.
  • Phủ phần dưới tấm trải lên tới vai bé, gấp về phía sau lưng.
  • Em bé chỉ nên được quấn khăn khi nằm ngủ ở tư thế ngửa khi ngủ. Đảm bảo không che đầu hay mặt bé. Kiểm tra thường xuyên để đảm bảo con không bị nóng hay thoải mái vì không phải trẻ nào cũng thích được quấn khăn.

Điệu con khi ngủ

Ba mẹ có thể vừa tăng kết nối với trẻ và vừa giúp bé cảm thấy yên tâm nếu điệu con vào lòng trong lúc bé ngủ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Cho con giấc ngủ an toàn

Để giảm thiểu mọi rủi ro có thể xảy đến cho con trong lúc ngủ, mẹ nên lưu ý những điều sau:

  • Đặt trẻ nằm ngửa khi ngủ.
  • Cho con ngủ trên bề mặt vững chắc.
  • Khu vực ngủ của bé phải thông thoáng, không có chăn, ga trải giường, đồ chơi, đệm và dụng cụ định vị giấc ngủ.
  • Nhiệt độ phù hợp, không quá nóng cũng không quá lạnh ở khu vực bé ngủ.

Giấc ngủ rất quan trọng với con trẻ trong những năm tháng đầu đời. Do đó, mẹ hãy cố gắng tạo mọi điều kiện để bé được yên giấc. Và chính những lúc này, mẹ cũng có thời gian rảnh để nghỉ ngơi hay làm việc riêng đấy.

Xem thêm:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

mInH.tHu