Bé đói nhưng không chịu bú có thể do con không khỏe trong người, gặp vấn đề về tiêu hóa, sữa mẹ có vị lạ,… Bài viết sẽ phân tích từng nguyên nhân và 10 cách hữu hiệu để việc cho con bú không gặp khó khăn nữa.
Đây là những nội dung trong bài viết này:
- Nguyên nhân bé đói nhưng không chịu bú
- Phải làm gì khi bé đói nhưng không chịu bú?
Nguyên nhân bé đói nhưng không chịu bú
Dưới đây là những nguyên nhân thường gặp khiến trẻ không chịu bú sữa mẹ.
- Trẻ bị nhiễm trùng tai.
- Trẻ khóc trong thời gian dài.
- Cách mẹ cho con bú chưa đúng, khiến bé không thoải mái.
- Trẻ bị sốt, nghẹt mũi, khó tiêu hay trào ngược dạ dày.
- Gặp vấn đề về hệ tiêu hóa khiến trẻ cảm thấy khó chịu khi bú sữa mẹ.
- Bé bị dị ứng, nhạy cảm với một số thực phẩm mẹ hấp thụ.
- Vị sữa mẹ thay đổi (do thay đổi nội tiết tố), khiến bé không thích.
- Mẹ ăn uống không đủ chất dinh dưỡng, khiến lượng sữa ít, làm trẻ không thể bú sữa mẹ.
- Mẹ vô ý nói to cũng có thể khiến bé giật mình, khó chịu, và không chịu bú sữa.
- Trẻ sau sinh không được ở bên mẹ hoặc phải rời xa mẹ một thời gian thường sẽ không chịu bú.
- Ngoài sữa mẹ, trẻ được cho uống thêm gì đó như nước, nước đường, sữa, ngũ cốc… Nên từ chối không chịu bú.
Có thể bạn chưa biết ===>
Phải làm gì khi bé đói nhưng không chịu bú?
Việc bé không chịu bú dù đói ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của bé. Vì vậy rất nhiều bậc phụ huynh lo lắng bé không chịu bú mẹ thì phải làm sao. Dưới đây là 10 cách hữu hiệu, mẹ có thể tham khảo để việc cho con bú không gặp khó khăn nữa.
Kiểm tra sức khỏe của em bé
Đôi khi là trẻ nhỏ bị mắc kẹt vật nhỏ gì đó ở bên trong miệng bé nên sinh ra tình trạng trẻ sơ sinh đói nhưng không chịu bú. Một số trường hợp khác bị nhiễm trùng tai, nhiễm trùng bàng quang, trẻ bị sốt, nghẹt mũi hay đau răng.
Bé đói nhưng không chịu bú thì mẹ hãy tạm ngưng một số mỹ phẩm đang dùng
Đôi khi, bé đói nhưng không chịu bú sữa mẹ là vì có dị ứng hay khó chịu với mùi nước hoa, sữa dưỡng thể, lăn khử mùi của mẹ… Vì vậy mẹ nên ngưng dùng các sản phẩm này trong ~ 2 ngày, để xác định đây có phải là nguyên nhân bé bỏ bú không.
Không cho bé ngậm ti hay bình sữa
Trong thời gian bé bỏ bú, mẹ cần tránh đưa bé ti ngậm hay bình sữa để thay thế trong suốt thời gian “đình công” bỏ bú này. Lúc này, mẹ cần vắt sữa để cơ thể vẫn tiếp tục sản sinh sữa mới và ngăn ngừa tắc nghẽn hay nhiễm trùng.
Mẹ cần kiên nhẫn
Mẹ phải luôn luôn kiên nhẫn, đừng cố gắng ép bé khiến bé thêm khó chịu, không hợp tác. Thay vào đó, mẹ hãy dành nhiều thời gian để âu yếm con, để con không bị áp lực trong giờ ăn.
Cho con bú khi đang buồn ngủ
Thông thường, khoảng thời gian tốt nhất để mẹ cho bé bú trở lại là khi bé đang buồn ngủ hoặc vừa thức dậy. Mẹ hãy nhẹ nhàng tiếp cận, vỗ về bé bú sữa. Nếu bé phản đối thì đừng ép buộc bé.
Mẹ nên mở nhạc khi cho con ti
Mẹ hãy thử mở những bài nhạc nhẹ nhàng để mẹ có thể hát ru, khuyến khích bé bú. Vì âm nhạc làm tinh thần của mẹ và bé đều tốt hơn.
Tắm chung với con
Trong nước ấm thư giãn, con có thể bắt đầu bú lại. Hoặc ẵm bé ra ngoài hứng khí trời, để tâm trạng bé thoải mái hơn, không cáu gắt, khó chịu và dễ hợp tác hơn.
Có thể bạn chưa biết ===>
Bé đói nhưng không bú, mẹ cần xem lại chế độ ăn uống
Nguyên nhân bé đói nhưng không chịu bú có thể là do chế độ ăn của mẹ làm thay đổi mùi vị sữa. Nên mẹ có thể thử giảm bớt gia vị như tỏi, ớt xem bé có thay đổi gì không nhé!
Mẹ nên đặt bé vào võng để xoa dịu
Mẹ có thể thử đặt bé vào địu và cho bé bú khi nằm võng đong đưa, hay lúc đi trong phòng.
Trò chuyện với trẻ
Mẹ thử cho trẻ bú ở chỗ yên tĩnh và riêng tư để 2 mẹ con thoải mái bên nhau. Mẹ hãy ôm trẻ vào lòng và vui vẻ trò chuyện với trẻ.
Trên đây là một số nguyên nhân, cách khắc phục tình trạng bé không chịu bú dù đói. Mẹ có thể tham khảo để đưa ra biện pháp phù hợp nhất. Chúc các mẹ bỉm sữa thành công.
Xem thêm:
- Bé không chịu bú mẹ và bình – Đã tìm ra giải pháp thay thế
- Mẹ có biết trẻ sơ sinh bú bao nhiêu là đủ yêu cầu?
- Trẻ sơ sinh không chịu bú mẹ, thử áp dụng những mẹo đơn giản sau