Bé đi ngoài ra máu khám ở đâu và những điều ba mẹ phải chú ý

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bé đi ngoài ra máu khám ở đâu luôn được các bố mẹ quan tâm. Biết được điều này, bố mẹ sẽ yên tâm và có cách xử lí tốt hơn.

Trẻ con đi ngoài là một trong những dấu hiệu nguy hiểm. Nếu chủ quan, triệu chứng này có thể gây ra các vấn đề về rối loạn tiêu hóa, thấp còi, suy dinh dưỡng,…

Vì vậy, nếu bé có triệu chứng đi ngoài ra máu, bạn nên đưa bé đi thăm khám. Bài viết sau đây sẽ trả lời câu hỏi bé đi ngoài ra máu khám ở đâu? Cùng theo dõi để biết câu trả lời nhé!

Trẻ đi ngoài ra máu do đâu?

Trẻ đi ngoài ra máu là tình trạng đi ra phân lỏng màu đen, đỏ sẫm hoặc lẫn máu tươi. Ở một số trường hợp, bé còn đi ngoài ra chất nhầy màu hồng có lẫn máu.

Triệu chứng này thường đi kèm với một số biểu hiện khác ở đường tiêu hóa. Bao gồm: đau quặn bụng, buồn nôn, chán ăn, mệt mỏi, sưng nóng hậu môn,…

Đi ngoài ra máu ở trẻ em là tình trạng nguy hiểm. Khi nhận thấy bé có những dấu hiệu này, phụ huynh không được chủ quan và lơ là. Nếu kéo dài trẻ phải đối mặt với các biến chứng nguy hiểm.

Cần theo dõi việc đi ngoài của bé

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Các vấn đề sức khỏe có liên quan đến tình trạng trẻ nhỏ đi ngoài ra máu và chất nhầy:

1. Bệnh kiết lỵ

Đây là bệnh có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa như tiêu chảy kèm theo máu. Triệu chứng bệnh phát sinh khi đường ruột bị nhiễm trùng do sự xâm nhập của virus. Nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh là do amip Entamoeba histolytica và trực khuẩn Enterobacteria shigella.

Kiết lỵ là dạng nhiễm trùng có mức độ nghiêm trọng. Nếu không được khắc phục sớm, trẻ có thể bị tử vong do vi khuẩn xâm nhập vào máu.

2. Polyp đại – trực tràng

Polyp đại – trực tràng là bệnh lý thường gặp ở người lớn. Tuy nhiên đã có trường hợp polyp tăng sản và polyp viêm xảy ra ở trẻ nhỏ. Hầu hết các dạng polyp này không có khả năng chuyển biến thành ung thư. Phần lớn bệnh không có biểu hiện rõ rệt. Nhưng khi polyp tăng lên, trẻ có thể đi ngoài ra máu hoặc chảy máu trực tràng.

Đưa bé đến bệnh viện nhi khám ngay nếu thấy bất thường

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

3. Tiêu chảy do nhiễm vi khuẩn

Có nhiều nguyên nhân gây ra tiêu chảy, trong đó do nhiễm vi khuẩn là nghiêm trọng nhất. Vi khuẩn Clostridium, tụ cầu, Salmonella,… là tác nhân chủ yếu gây ra tình trạng nhiễm trùng.

Trẻ nhỏ thường mắc bệnh lý này do hệ miễn dịch yếu. Tiêu chảy đặc trưng bởi dấu hiệu đi ngoài từ 20 – 30 lần một ngày, phân kèm theo máu, dịch nhầy và có mùi tanh khó chịu. Ngoài ra, trẻ còn có dấu hiệu mệt mỏi, chán ăn, nôn mửa,…

4. Lồng ruột cấp tính

Đây là tình trạng sức khỏe thường gặp ở trẻ dưới 2 tuổi. Bệnh xảy ra khi 1 đoạn ruột bị lộn ngược và chui vào không gian bên trong của ruột gần kề. Gây ra những biến chứng nguy hiểm nếu không được khắc phục kịp thời.

Triệu chứng cơ năng thường thấy là trẻ đau bụng dữ dội, nôn mửa và đi ngoài ra chất nhầy lẫn máu. Triệu chứng này thường xuất hiện khoảng 24 giờ kể từ thời điểm bệnh xuất phát.

5. Ăn dặm không đúng cách

Trẻ từ 6 tháng sẽ bắt đầu ăn dặm. Nếu thường xuyên cho trẻ ăn thịt, trứng, hải sản, ngũ cốc mà không bổ sung rau xanh. Trẻ có nguy cơ đi ngoài ra máu do tổn thương trực tràng.đ

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Không giống với người lớn, đường ruột trẻ rất nhạy cảm và dễ tổn thương. Vì vậy, lượng chất thải cứng do ăn ít chất xơ có thể gây trầy xước và chảy máu.

Có thể bé mắc bệnh nguy hiểm

Trẻ đi ngoài ra máu có nguy hiểm không?

Trẻ đi ngoài ra máu là dấu hiệu bất thường gây nguy hiểm cao. Phần lớn nguyên nhân chính gây ra vấn đề này điều có những biến chứng nguy hiểm.

Ở một số trường hợp, trẻ phải đối mặt với các hệ quả như suy dinh dưỡng, mất cân bằng điện giải, thiếu máu, chậm phát triển.

Bé đi ngoài ra máu khám ở đâu?

Khi nhận thấy các trường hợp bất thường, bé đi ngoài ra máu kéo dài không khỏi. Phụ huynh nên đưa bé đến bệnh viện để kiểm tra.

Tại đây, các bác sĩ sẽ tiến hành các kỹ thuật chẩn đoán như xét nghiệm mẫu phân, máu, chụp X quang để phát hiện vi khuẩn, amip hoặc khối u,…

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Sau khi được chẩn đoán, bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ điều trị dựa theo từng nguyên nhân cụ thể. Có như vậy, bé mới nhanh hồi phục và an toàn.

Tránh việc tự chữa bệnh tại nhà bằng các bài thuốc dân gian hay mua thuốc từ các hiệu thuốc. Điều này có thể khiến tình trạng càng nặng hơn gây nguy hiểm cho bé.

Như vậy, hiện tượng bé đi ngoài ra máu tồn ẩn nhiều nguy cơ nghiêm trọng. Nếu như chủ quan và không có cách xử lí phù hợp, tình trạng này càng nguy hiểm. Thậm chí, trẻ có nguy cơ tử vong cao nếu bệnh có chuyển biến xấu do không chữa trị kịp thời.

Vì vậy, hết sức cẩn trọng và cần đưa bé đến cơ sở y tế ngay nếu thắc mắc bé đi ngoài ra máu khám ở đâu. Chúc bạn luôn vui vẻ và trở thành những bố mẹ tuyệt vời!

Xem thêm:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

myngoc