Chích ngừa lao có thể khiến bé bị nổi hạch sưng đau mẹ cần chú ý

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Ngay sau khi sinh, trẻ sẽ được tiêm vắc-xin BCG để ngừa bệnh lao. Đây là một căn bệnh phổ  biến và nguy hiểm tại Việt Nam. Nhưng sau một thời gian chích ngừa, mẹ phát hiện bé chích ngừa lao bị nổi hạch.

Mẹ đang rất lo lắng, không biết nguyên nhân do đâu và có gây nguy hiểm cho con hay không? Các mẹ hãy đọc ngay những thông tin dưới đây để hiểu rõ hơn và có những quyết định đúng đắn nhất đảm bảo sức khỏe và sự an toàn cho con.

Nguyên nhân nào gây nên tình trạng bé chích ngừa lao bị nổi hạch?

Thông thường, bé tiêm vắc-xin BCG phần lớn không xẩy ra các phản ứng phụ nguy hiểm. Nhưng vẫn có một số bé chích ngừa lao bị nổi hạch bạch huyết. Nguyên nhân chính là sự phát triển của hạch bạch huyết ở tất cả các vùng liên quan tiêm vắc-xin BCG. Rồi chúng tiếp tục được đưa đến các tế bào bạch huyết trong cơ thể.

Theo các bác sĩ, bé chích ngừa lao nổi hạch là bình thường và không ảnh hưởng xấu tới trẻ. Nhiều trường hợp, bé nổi hạch mà có các dấu hiệu như sưng, đỏ, tạo mủ… và trẻ khó chịu thì mẹ cần đưa con đến gặp bác sĩ.

Đặc biệt, em bé nào có xuất hiện hạch phản ứng sau khi tiêm mũi lao được xem là có hệ miễn dịch rất tốt.

Tiêm vắc-xin BCG có nhiều bé phản ứng với việc nổi hạch bạch huyết

Một số triệu chứng giúp mẹ nhận biết bé chích ngừa lao bị nổi hạch bạch huyết

Sau chích ngừa mũi lao, hai trường hợp hạch bạch huyết xuất hiện theo diễn biến tự nhiên. Một là tình trạng sưng hạch bạch huyết và không có kèm theo các dấu hiệu viêm khác. Chúng sẽ tự khỏi sau 1 vài tuần và không để lại bất cứ di chứng nào.

Nếu trẻ bị sưng hạch bạch huyết với các dấu hiệu mưng mủ thì cần phải đưa ngay đến bác sĩ. Hạch có thể nổi sưng u to và dễ dàng nhận thấy ở cùng bên với vị trí chích ngừa lao. Vị trí nổi hạch có thể là chủ yếu là nách chiếm 95% hay vai, cổ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trẻ không đau hay sốt dù hạch bạch huyết sưng to. Nhiều trường hợp, hạch có thể đỏ và kèm theo chảy mủ. Điều này, khiến nhiều ông bố bà mẹ lo lắng và mong muốn tìm cách điều trị tốt nhất cho con.

Hạch sưng to, chảy mủ khiến nhiều bà mẹ lo lắng

Phương pháp nào điều trị hạch bạch huyết tốt nhất?

Tùy theo tình trạng nổi hạch bạch huyết của từng trẻ mà có phương pháp điều trịu hợp lý. Bố mẹ cũng tham khảo một số phương pháp điều trị dưới đây:

Theo dõi sát sao

Khi hạch sưng nhưng chưa tạo mủ thì bố mẹ cần theo dõi trẻ thêm. Bởi viêm hạch bạch huyết này rất lành tính. Mà thuốc thì không thể thay đổi tình trạng của bệnh và có thể gây tác dụng phụ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vì vậy, bố mẹ cần theo dõi và cho con tái khám theo đúng lịch bác sĩ chỉ định. Chú ý, hạch được giới hạn theo thời gian. Bố mẹ cũng hạn chế sờ tay hay ấn vào vùng viêm để hạch mau lành.

Tiến hành rạch mủ trong hạch bạch huyết

Bố mẹ có biết, viêm hạch bạch huyết do vắc-xin BCG có nhiều trường hợp gây nên ổ áp xe và sau đó vỡ. Thời gian kéo dài trong vài tháng và có phần cùi bên trong. Tái phát dẽ diễn ra nếu trẻ không được phẫu thuật lấy phần cùi ra.

Vì vậy, bố mẹ nên cho con rạch lấy phần mủ để ngăn ngừa tái phát. Bên cạnh đó, còn rút ngắn thời gian vết thường lành. Phương pháp này được xem là an toàn, thực hiện nhanh chóng và ít xâm lấn.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Cắt bỏ hạch bằng phương pháp phẫu thuật

Phẫu thuật hạch bạch huyết là một trong những phương pháp có khả năng chữa khỏi tốt nhất. Hơn nữa, việc làm lành vết thương cũng rất nhanh chóng. Nhưng nhược điểm là trẻ cần được gây mê toàn thân. Điều này, dễ gây ra nhiều nguy cơ cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Ngoài ra, phương pháp này cũng xuất hiện một số biến chứng như hình thành sẹo, nhiễm trùng, chảy máu hay có dịch rỉ kéo dài… Do đó, bố mẹ cần cân nhắc xem có thích hợp sử dụng phương pháp cắt phẫu thuật hạch bạch huyết hay không.

Phẫu thuật để cắt bỏ hạch bạch huyết cho trẻ

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bé chích ngừa lao nổi hạch tùy từng trường hợp cụ thể mà bố mẹ có những phương pháp xử lý kịp thời. Nhưng cách tốt nhất và đảm bảo an toàn cho bé yêu là nhờ sự tư vấn của bác sĩ nhi khoa.

Xem thêm: 

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Nguyenthi Huyen