Bé bị sâu răng hàm sữa có nguy hiểm không, ba mẹ nên xử lý như thế nào?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bé bị sâu răng hàm sữa sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe thể chất như ăn uống khó khăn, cơ thể đau nhức cũng như nguy cơ hỏng cấu trúc răng vĩnh viễn sau này.

Bé bị sâu răng hàm sữa có nguy hại tới sức khỏe không?

Mặc dù chỉ là răng sữa nhưng tình trạng sâu răng ở lứa tuổi này vẫn có những ảnh hưởng nhất định tới sức khỏe của trẻ. Quan niệm sâu răng sữa là chuyện vô hại vì còn có răng vĩnh viễn ở một số ba mẹ là hoàn toàn chưa đúng.

Sức đề kháng của trẻ trong độ tuổi mọc răng sữa vốn còn yếu. Nếu ba mẹ chủ quan không hướng dẫn bé cách chăm sóc răng đúng cách, để mặc bé ăn quá nhiều đồ ngọt, dẫn đến sâu răng hàm sữa, khiến cho trẻ có thể gặp phải những nguy cơ như sau:

  • Nếu răng hàm bị sâu, quá trình tiêu hóa của cơ thể sẽ bị ảnh hưởng. Bé sẽ trở nên khó khăn hơn trong việc ăn các loại thức ăn. Nhiều trẻ sẽ biếng ăn, bỏ bữa, thậm chí sẽ khiến bé bị đau dai dẳng kể cả trong lúc ngủ
  • Khi răng hàm sữa bị sâu sớm, vi khuẩn sẽ hủy hoại từ ngoài vào trong
  • Nếu nhổ răng hàm sữa mà chưa đến tuổi bé thay răng (dưới 6 tuổi) thì lợi của bé sẽ bị khô lại, răng hàm vĩnh viễn sẽ rất khó khăn để mọc được
  • Răng hàm sữa bị sâu có thể khiến răng hàm mới mọc chèn lên các răng phía trước, gây ảnh hưởng tới cấu trúc của cả hàm răng

Hướng dẫn ba mẹ cách xử lý khi bé bị sâu răng hàm sữa 

Theo bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Trung Hậu - Bác sĩ Răng Hàm Mặt - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng, những em bé 3 tuổi hay trẻ 4 tuổi bị sâu răng hàm có thể được điều trị bằng nhiều phương pháp tùy thuộc vào các giai đoạn tiến triển của bệnh. Tuy nhiên ba mẹ cần phải nhận thức được rằng nếu trẻ không được điều trị kịp thời sẽ gây ra rất nhiều sự khó chịu và ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

Cách điều trị với trẻ bị sâu răng hàm ở mức độ nhẹ

Với trẻ mới bị chớm sâu, hầu hết các bác sĩ sẽ sử dụng phương pháp tái khoáng. Giải pháp này thường được áp dụng khi răng của trẻ bị sâu, nhưng chỉ mới xuất hiện vài đốm màu trắng, chưa hình thành các lỗ sâu nhỏ màu đen. Tái khoáng răng sẽ được thực hiện theo 2 cách:

  • Dùng hỗn hợp dung dịch các chất Calcium, Phosphate, Fluorine… đổ vào vết sâu giúp thu hẹp phần răng bị sâu màu trắng ngà, hạn chế sự lây lan và phát triển của vi khuẩn gây sâu răng
  • Sử dụng Flour có nồng độ cao đổ vào vết răng sâu mới xuất hiện để hạn chế sự lây lan của vết sâu. Khi Flour tiếp xúc trực tiếp với răng sẽ kết hợp với Canxi và Photpho trong men răng, tạo thành hợp chất cứng hơn men răng, khiến sâu răng không thể tiếp tục ăn sâu hơn

Biện pháp tái khoáng cho răng sâu nhẹ chỉ có thể ngăn ngừa, hạn chế sâu răng phát triển mà không thể loại bỏ dứt điểm tình trạng răng sâu. Vì thế, bạn cần có chế độ chăm sóc, vệ sinh miệng hợp lý và thường xuyên đến nha khoa để khám răng định kỳ

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Cách điều trị với trẻ bị sâu răng ở mức độ nặng

Nếu như trẻ 3 tuổi hoặc trẻ 4 tuổi bị sâu răng hàm ở mức độ nặng và cấu trúc của răng đã bị mẻ, vỡ nhiều thì nha sĩ có thể thực hiện hàn trám răng sâu cho bé.

Hiện nay, phương pháp trám răng là kỹ thuật nha khoa được áp dụng trong việc điều trị và phòng ngừa bệnh lý răng miệng ở trẻ nhỏ. Kỹ thuật này được thực hiện vô cùng đơn giản và nhẹ nhàng, không gây đau nhức gì cho trẻ. Bác sĩ sẽ lấy đi khoảng răng bị sâu trước và dùng vật liệu chuyên dụng để trám vào, quá trình này chỉ diễn ra khoảng 15–30 phút là hoàn thành.

Kết hợp với điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ, ba mẹ cần giúp bé chăm sóc răng miệng đúng cách, hạn chế cho trẻ ăn đồ ngọt và đưa bé đi khám răng theo định kỳ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm: 

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Minh Hương