Bé bị rối loạn lo âu: Bố mẹ làm gì để giúp bé vượt qua cảm xúc tiêu cực?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bé bị rối loạn lo âu không chỉ gặp khó khăn trong cuộc sống, mà còn khiến bố mẹ căng thẳng khi con hoảng loạn. Rối loạn lo âu nghe xa lạ nhưng thật ra là tình trạng phổ biến trong cuộc sống hiện đại. Trước mỗi tình huống có thể khiến bé hoảng loạn, bố mẹ hãy cùng bé vượt qua những cảm xúc ấy.

Rối loạn lo âu là gì?

Bé bị rối loạn lo âu thường lo sợ quá mức trước một tình huống mơ hồ. Rối loạn lo ấu sẽ khiến bé gặp nhiều rắc rối trong cuộc sống. Ví dụ như bé không thể kết bạn, không dám phát biểu hay tham gia các hoạt động ở trường.

Lo âu, sợ hãi là tín hiệu bình thường của cơ thể để đáp ứng với những tình huống nguy hiểm. Tuy nhiên, lo âu bệnh lý lại khiến bé lo lắng, sợ hãi kéo dài, lặp đi lặp lại nhiều lần.

Rối loạn lo âu nặng còn khiến hệ thần kinh của bé hoạt động mạnh, tạo ra phản ứng thở gấp, mạch nhanh, chóng mặt, khô miệng, run rẩy, bất an. Sau khi các tình huống đe dọa đi qua, bé vẫn sẽ lo âu, sợ hãi, bồn chồn.

6 bí quyết đối phó với chứng rối loạn lo âu của bé 

Bế bị chứng lo lắng sẽ hoảng loạn trước mọi sự thay đổi trong cuộc sống. Ví dụ như gia đình phải chyển nhà, bé sắp đi học trở lại sau kì nghỉ hè. Do đó bố mẹ sẽ cần một vài bí quyết giảm nhẹ lo âu cho bé và giảm căng thẳng cho bố mẹ.

Chuẩn bị tinh thần cho bé 

Bạn có thể nói trước với bé về những sự kiện trước khi nó xảy ra. Đôi khi, điều đó khiến bé lo lắng và căng thẳng hơn. Do đó, có thể cần tới ba đến bốn tuần nói chuyện về một sự kiện. Khi đó, bé sẽ hình dung được mọi thứ sẽ xảy ra thế nào và bớt lo âu hơn.

Cho bé một điều gì đó để mong chờ 

Khi đứng trước một sự thay đổi nào đó, bố mẹ có thể nói với bé những điều tích cực đang đến. Ví dụ như khi bé đi học, bé có thể mua một chiếc cặp mới. Bố mẹ có thể để bé chọn cặp. Bé có thể cảm thấy hứng khởi hơn cho năm học mới.

Nhắc nhở bé rằng bé có thể kiểm soát cảm xúc của mình

Bố mẹ hãy luôn nhắc nhở bé rằng cảm xúc của bé do bé tự chịu trách nhiệm. Nói cách khác, anh chị em hay bạn bè không thể khiến bé "cảm thấy" một điều gì đó. Thay vào đó, con chỉ đang phản ứng với hành vi của người khác.

Con có thể kiểm soát cảm xúc của con. Ví dụ như bé có thể rời khỏi phòng và tránh xa khỏi tình huống khiến bé không thoải mái.

Lo âu là một cơn đói, đừng cho nó ăn 

Lo lắng rất thích làm chúng ta không thoải mái. Nó khiến chúng ta trốn tránh, khiến chúng ta tức giận. Nó biết cách để phá hủy một khoảng thời gian tốt đẹp. Bé hãy dừng cho con quái vật ấy ăn.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Thay vào đó, hãy đối mặt với tình huống khiến con lo lắng bằng cách thách thức những suy nghĩ trong đầu. Ví dụ thay vì nghĩ rằng: "Đi học sẽ rất tồi tệ", bé hãy thử thách suy nghĩ ấy bằng một điều tích cực. Ví dụ như: "Biết đâu mình sẽ được gặp những bạn bè rất tốt và sẽ chơi thật vui ở trường".

Thở sâu

Lo lắng là khi phản ứng vật lý trở nền tồi tệ. Bé có thể bảo bộ não bình tĩnh trở lại bằng cách thở thật sâu bằng bụng.

Hít vào thật sâu bằng mũi trong lúc đặt tay lên bụng. Bụng sẽ phình ra. Sau đó, chậm rãi thở ra bằng miệng. Năm đến sáu nhịp thở này sẽ giúp bé đỡ lo lắng hơn.

Nhận ra sự tác động của bố mẹ với sự lo lắng của bé 

Có thể chính bạn đang quên rằng phản ứng của mình cũng có thể khiến bé lo lắng hơn. Ví dụ như bạn luôn la hét và vội vàng đưa trẻ đi học vì cả nhà dậy muộn. Trong trường hợp này, bố mẹ chính là vấn đề đối với trẻ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bạn có thể cho bé ngủ sớm hơn, dậy sớm hơn để không còn vội vàng bắt đầu ngày mới nữa. Khi không còn căng thẳng vào buổi sáng, cả ngày sẽ tốt đẹp hơn nhiều.

Bé bị rối loạn lo âu có thể vượt qua những cảm xúc tiêu cực của mình nếu có bố mẹ đồng hành. Sức khỏe tinh thần của bé là điều rất quan trọng nhưng nhiều bố mẹ chưa quan tâm đúng mức. Bố mẹ hãy luôn chú ý và chia sẻ những cảm xúc của bé nhé!

Theo babycenter

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm

Làm thế nào để giúp trẻ vượt qua hội chứng lo lắng xa cách?

TRÍ TUỆ CẢM XÚC EQ- làm sao để phát triển cho con?

Bạo hành cảm xúc bằng lời nói - kẻ giết người thầm lặng trí tuệ cảm xúc của con trẻ!

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Quỳnh Hoa