Bé bị nổi mẩn đỏ không ngứa là bệnh gì? Có cách nào điều trị triệt để không?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mẹ đang lo lắng khi phát hiện bé yêu của mình có những vết mẩn đỏ nhưng không có biểu hiện ngứa hoặc sốt? Trong bài biết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một số nguyên nhân thường gặp khiến bé bị nổi mẩn đỏ không ngứa. Đồng thời, nhắc mẹ những mẹo hữu ích để chăm sóc hiệu quả cho làn da mong manh của bé.

Nguyên nhân bé bị nổi mẩn đỏ không ngứa

U mềm lây (Molluscum contagiosum)

U mềm lây là một bệnh nhiễm trùng da do virus gây ra. Dấu hiệu thường thấy là một hoặc nhiều vết sưng. Thoạt nhìn, vết sưng giống như ngọc trai (nốt sần màu hồng hoặc màu da) trên da. Đây là một bệnh nhiễm trùng mãn tính. Do đó, các tổn thương có thể tồn tại từ vài tháng đến vài năm. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp đều khỏi bệnh từ sáu đến chín tháng.

U mềm lây thường biến mất một cách tự nhiên những người có hệ thống miễn dịch tốt mà không cần điều trị gì.

Mụn sữa ở trẻ sơ sinh – Nang kê

Mụn sữa là một tình trạng da phổ biến ở trẻ và mang tính chất tạm thời. Tình trạng này chỉ xảy ra trong vài tháng đầu đời (thậm chí là vài tuần). Tuy nhiên, cũng có trường hợp kéo dài đến 2 tuổi.

Mụn sữa có thể phát triển trên khuôn mặt hoặc cơ thể bé dưới dạng những nốt mụn li ti màu đỏ hoặc trắng. Trong hầu hết các trường hợp, loại mụn này có thể lành tự nhiên sau vài ngày hoặc vài tuần mà không cần điều trị.

Ban đỏ nhiễm độc (erythema toxicum neonatorum)

Xuất hiện các đốm đỏ, vàng và trắng trên mặt, cơ thể, cánh tay trên và đùi. Các nốt ban này có thể tự biến mất. Sau đó, chúng sẽ xuất hiện trở lại và tự khỏi mà không cần điều trị gì.

Tuy có tên gọi là ban đỏ nhiễm độc, nhưng đây là bệnh phát ban rất lành tính. Bệnh sẽ tự khỏi không để lại di chứng. Đối tượng thường gặp là trẻ đủ tháng. Tỷ lệ mắc tăng tỷ lệ thuận theo tuổi thai và cân nặng.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mắc bệnh này, da bé sẽ xuất hiện các ban đỏ dạng chấm, hạt, mụn nước và mụn mủ. Bệnh khỏi rất nhanh nếu được tắm rửa sạch sẽ.

Mụn trứng cá sơ sinh khiến bé bị nổi mẩn đỏ không ngứa

Mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh thường xuất hiện trong tháng đầu tiên. Chúng có thể bị ngay cả khi mới sinh ra, hoặc xuất hiện cách đó vài tuần, thường là vào 2 tới 4 tuần tuổi. Thậm chí, trong một vài trường hợp chúng vẫn xuất hiện sau vài tháng.

Mụn trứng cá ở trẻ có thể xảy ra ở bất cứ đâu trên mặt, nhưng thường ở má, mũi và trán. Đôi khi cũng có thể gặp ở cằm, cổ, lưng hoặc ngực của bé. Điều đặc biệt là loại mụn này hầu như không gây hại cho bé. Chúng thường sẽ tự mất đi từ vài tuần đến vài tháng.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Hăm tã

Nổi các mảng đỏ trên da bé hoặc trong vùng đóng tã. Da có thể bị đau và cảm thấy bỏng rát. Có thể có đốm hoặc mụn nước, kiến bé khó chịu.

Đây là một trong các bệnh về da thường gặp nhất ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Hăm tã là tình trạng kích ứng da tại bất kỳ vùng nào trong khu vực quấn tã. Cho dù hăm tã có thể gây đau rát đối với em bé của bạn, tin vui là tình trạng này hiếm khi nghiêm trọng. Tình trạng này thường xuyên ảnh hưởng đến làn da nhạy cảm của bé khi tiếp xúc lâu dài với nước tiểu hoặc phân. Mông hoặc toàn bộ vùng mông của em bé có thể có các vết mẩn đỏ. Da có thể sưng đau và sờ vào thấy nóng.

Viêm da tiết bã nhờn ở trẻ sơ sinh (Cradle Cap)

Bệnh viêm da tiết bã là bệnh thường gặp, mạn tính. Đặc trưng là các hồng ban tróc vảy nhờn, chủ yếu ở các vùng da nhiều tuyến bã nhờn.

Bệnh này thường nhẹ đi mà không cần điều trị trong vài tuần hoặc vài tháng. Gội nhẹ tóc và da đầu của trẻ bằng dầu gội dành cho trẻ sơ sinh có thể giúp ngăn ngừa xuất hiện nhiều bã nhờn hơn.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mẹ cần lưu ý gì khi chăm sóc bé nổi mẩn đỏ?

Mặc dù hầu hết các các triệu chứng nổi mẩn đỏ nhưng không ngứa ở bé đều lành tính và tự khỏi sau một thời gian. Tuy nhiên, mẹ cũng cần lưu ý những điều sau để giúp bé dễ chịu hơn.

  • Thay tã thường xuyên để da bé luôn khô thoáng, không bị kích ứng và nhiễm khuẩn.
  • Lau cho bé bằng khăn mềm thay vì những loại khăn ướt đóng gói sẵn có chứa cồn và hóa chất.
  • Sử dụng kem giữ ẩm cho bé.
  • Giảm thực phẩm có tính axit, chẳng hạn như cam quýt và cà chua, trong chế độ ăn uống của bé.
  • Rửa tay trước và sau khi thay tã để vết hăm không bị nhiễm trùng
  • Chọn quần áo cho trẻ là các loại vải mềm mại và thấm hút tốt.
  • Chú ý tránh cọ xát, kể cả cọ xát nhẹ trên da bé vì có thể gây tổn thương làn da của trẻ.
  • Tránh cho trẻ tiếp xúc với các loại xà phòng thô bởi các sản phẩm này thường có độ kiềm cao, dễ làm kích thích da của bé.

Làn da của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ luôn rất mỏng manh, cần mẹ luôn để ý chăm sóc. Nếu làn da bé đột nhiên xuất hiện những nốt mẩn đỏ không rõ nguyên nhân, mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn kịp thời, giúp bé luôn thoải mái và ăn ngon ngủ khỏe.

Xem thêm:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Nhi Le