6 cách dưỡng môi cho bé khi bé bị khô nứt môi

Đôi môi khô và nứt nẻ chắc chắn sẽ khiến chúng ta cảm thấy đau và khó chịu, trẻ nhỏ cũng vậy. Trong không khí lạnh hoặc khô hanh, trẻ mới biết đi thường gặp tình trạng này. Vì vậy, làm thế nào để bạn đối phó với môi nứt nẻ ở trẻ mới biết đi?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bé bị khô môi chảy máu là tình trạng xảy ra khi thời tiết hanh khô, hoặc do trẻ bị mất nước trầm trọng. Để con bạn không cảm thấy đau đớn, hãy tìm hiểu cách xử lý đơn giản như cho con uống nhiều nước, ăn nhiều rau và trái cây, vệ sinh vùng môi,… Cùng tìm hiểu 6 cách xử lý khi bé bị khô nứt môi thông qua bài viết sau đây nhé!

  • Bé bị khô môi chảy máu – Hãy cho con uống nhiều nước
  • Bổ sung nhiều rau và trái cây
  • Thoa son dưỡng môi trước khi đi ngủ
  • Vệ sinh vùng môi cho bé bị khô nứt môi
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm trong nhà
  • Bảo trẻ không liếm môi

Bé bị khô môi chảy máu – Hãy cho con uống nhiều nước

Da trên môi có xu hướng mỏng hơn các vùng khác trên cơ thể nên dễ gặp các vấn đề về khí lạnh, không khí hanh khô, gió, nắng như thiêu đốt. Môi cũng không có tuyến dầu nên không thể tự dưỡng ẩm. Thiếu chất lỏng hoặc mất nước là những tác nhân chính khiến môi bị khô và nứt nẻ.

Ngoài ra, thói quen mút ngón tay cái của trẻ mới biết đi, tiết nhiều nước bọt và có thể sử dụng núm vú giả có thể khiến tình trạng nứt nẻ môi trở nên tồi tệ hơn. Theo Hiệp hội Bác sĩ Nhi khoa Indonesia (IDAI), trẻ em từ 1 đến 3 tuổi cần lượng chất lỏng là 1,3 lít hoặc khoảng 4 cốc. Trong khi đó, lứa tuổi từ 4 đến 8 tuổi cần 1,7 lít hoặc khoảng 5 ly mỗi ngày.

Đảm bảo lượng chất lỏng bên trong cơ thể trẻ là cách hạn chế nứt môi hữu hiệu (Ảnh: istockphoto)

Bổ sung nhiều rau và trái cây

Không chỉ là nước, hãy cho bé bổ sung các loại thức uống như sữa, nước ép trái cây hoặc thực phẩm giàu nước cũng có thể đáp ứng nhu cầu chất lỏng hàng ngày của trẻ.

Ngoài ra ba mẹcó thể cung cấp các loại rau như súp lơ, rau bina, cải bẹ xanh và bông cải xanh. Sau đó là các loại trái cây như dâu tây, dưa hấu, cam để tránh mất nước.

Bé bị khô môi chảy máu hãy dùng son dưỡng môi cho trẻ

Mặc dù đôi môi của trẻ trông khỏe mạnh và đẹp nhưng không có gì sai khi chăm sóc chúng bằng cách sử dụng son dưỡng môi để giữ ẩm cho môi. Hãy chọn những loại dưỡng môi an toàn cho trẻ em được làm từ nguyên liệu tự nhiên như sáp ong, dầu dừa, dầu hạnh nhân hoặc mật ong cũng có thể là những lựa chọn thay thế tốt để dưỡng ẩm cho môi của trẻ.

Để sử dụng vào ban ngày, son dưỡng môi có chứa SPF cũng có thể bảo vệ môi của trẻ mới biết đi khỏi việc tiếp xúc với tia cực tím.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vệ sinh vùng môi cho bé bị khô nứt môi

Để ngăn ngừa và điều trị môi nứt nẻ, hãy đảm bảo vùng miệng luôn sạch sẽ. Hoặc từ nước bọt hoặc thức ăn thừa. Nếu vùng môi bị bẩn, vi trùng và vi khuẩn có thể làm nặng thêm tình trạng môi nứt nẻ.

Sử dụng máy tạo độ ẩm trong nhà

Không khí khô cũng có thể là nguyên nhân gây nứt nẻ môi ở trẻ mới biết đi. Cha mẹ có thể cân nhắc sử dụng máy giữ ẩm hoặc máy tạo độ ẩm để không khí trong nhà không bị khô.

Đừng quên luôn đọc hướng dẫn sử dụng máy giữ ẩm để ngăn ngừa rêu hoặc vi khuẩn và giữ những dụng cụ này xa tầm tay trẻ mới biết đi.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Độ ẩm trong không đóng vai trò quan trọng trong việc giữ ẩm môi trẻ (Ảnh: istockphoto)

Bảo trẻ không liếm môi

Khi môi cảm thấy khô và thô ráp, phản ứng tự nhiên của cơ thể chúng ta là liếm để dưỡng ẩm. Trên thực tế, liếm môi có thể khiến môi bạn trở nên khô hơn sau đó.

Nhắc trẻ không liếm môi. Cung cấp các lựa chọn thay thế chẳng hạn như dánson dưỡng môi hoặc chải nhẹ môi bằng bàn chải đánh răng mềm.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Kết luận

Thông thường, bé bị khô môi chảy máu sẽ không phải là tình trạng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Vậy nên, môi khô nứt nẻ hiếm khi cần phải có sự can thiệp của câp cứu y tế. Chỉ cần bố mẹ cho trẻ uống đủ nước và chất dinh dưỡng cần thiết môi sẽ bình phục trở lại.

Tuy nhiên, nếu bé bị khô nứt môi do bệnh lý, kèm các triệu chứng khác ảnh hưởng nghiêm trọng đến miệng bé như: chảy máu kéo dài, lở loét môi, giọng nói khàn đi, nóng đỏ, sưng môi hay bé có dấu hiệu mệt mỏi, nghẹt mũi hay phát ban,… Lúc này, cha mẹ cần phải ngay lập tức đưa trẻ đến các cơ sở y tế để kiểm tra và điều trị kịp thời tránh gây các biến chứng khác.

Hi vọng cách xử lý môi nứt nẻ ở trẻ mới biết đi trên đây có thể hữu ích.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nguồn tham khảo: Môi nứt nẻ: Các triệu chứng, nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ – Vinmec

Theo theAsianparent Indonesia

Xem thêm

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Mẹ Chuu