Bị sâu răng hàm, bé 4 tuổi có nhổ răng được không?

Với quan niệm răng hàm sữa rồi cũng sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn. Nhiều bố mẹ nghĩ ngay đến phương án cho bé 4 tuổi nhổ. Tuy nhiên, mọi việc không phải chỉ đơn giản như thế.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bé 4 tuổi có nhổ răng được không nếu bị sâu răng hàm là thắc mắc của nhiều phụ huynh khi con ở độ tuổi thay răng. Cùng tìm hiểu những cách xử lý khi bé bị sâu răng hàm và cách giúp mẹ chuẩn bị tâm lý cho con.

Bài viết có phần đóng góp ý kiến chuyên môn từ Bác sĩ Hoàng Trung Hiếu, Founder và CEO của Nha khoa Assuré, Thạc sĩ Cấy ghép tại Loma Linda University và Viện gIDE, LA, Hoa Kỳ, Thành viên của Hội Cấy ghép Quốc tế.

Nguyên nhân khiến bé 4 tuổi bị sâu răng hàm?

Có đến 70% trẻ 4 tuổi bị sâu răng là do được bố mẹ cho ăn đồ ngọt thường xuyên. Quan niệm con ăn nhiều thì mới lớn được, còn nhỏ mà răng khoẻ ăn nhiều không sao,…là những ý nghĩ sai lầm chủ quan của phụ huynh.

  • Vệ sinh răng miệng cho trẻ chưa đúng và phù hợp
  • Quan niệm răng sữa bị sâu cũng không là vấn đề vì trước sau cũng thay răng vĩnh viễn khiến nhiều bố mẹ lại càng chủ quan hơn trong việc chăm sóc răng miệng cho con
  • Khó quan sát và theo dõi vì răng hàm nằm bên trong khoang miệng

Nếu chẳng may con bị sâu răng hàm thì bé 4 tuổi có nhổ răng được không để diệt trừ tận gốc? Hãy cùng tìm hiểu ở phần kế tiếp nhé. 

Bị sâu răng hàm, bé 4 tuổi có nhổ răng được không?

Với quan niệm răng hàm sữa rồi cũng sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn. Nhiều bố mẹ nghĩ ngay đến phương án cho bé 4 tuổi nhổ. Tuy nhiên, mọi việc không phải chỉ đơn giản như thế.

Phụ thuộc vào từng mức độ nặng nhẹ mà khi thăm khám, nha sĩ sẽ có hướng hỗ trợ điều trị phù hợp và cho mẹ biết bé 4 tuổi có nhổ răng được không.

Bé 4 tuổi có nhổ răng được không nếu bị sâu nhẹ?

Trả lời cho câu hỏi trên, Bác sĩ Hoàng Trung Hiếu cho hay: “Tại thời điểm 4 tuổi thì không nên nhổ răng của bé”.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Lý giải cho vấn đề này là do quá trình phát triển, mọc và thay răng vĩnh viễn của bé sẽ bắt đầu từ 6-12 tuổi. Như vậy thời gian trước 6 tuổi thì răng của bé hoàn toàn là răng sữa dùng để ăn nhai, vận động cơ hàm giúp quá trình phát triển cơ, xương hàm tốt hơn.

Thay vì nhổ răng cho bé, các mẹ hãy hướng dẫn và theo dõi thói quen ăn uống, vệ sinh răng miệng để giúp bé có hàm răng chắc khỏe cho tới thời điểm thay răng sữa (6 tuổi).

Bảng sơ đồ thay răng vĩnh viễn

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trong những trường hợp nhẹ là khi răng hàm mới chỉ chớm sâu, lỗ sâu răng còn nhỏ và chưa ảnh hưởng quá nhiều đến cấu trúc răng thì lúc này chỉ cần hỗ trợ điều trị bằng trám răng cho con. Cũng như với người lớn, trám răng cho em bé rất an toàn và qua các bước như:

  • Vệ sinh khoang miệng, loại bỏ mô răng bệnh và vi khuẩn gây viêm nhiễm, làm sạch lỗ sâu
  • Sử dụng vật liệu trám bịt kín lỗ sâu, bảo vệ mô răng khỏi các tác nhân gây hại như mảng bám, thức ăn, vi khuẩn
  • Hóa cứng miếng trám, hoàn tất quá trình xử lý răng sâu bằng phương pháp hàn trám

Khi bị sâu nặng thì bé 4 tuổi có phải nhổ răng?

Nhiều trường hợp phụ huynh không phát hiện sớm hay ỷ y không cho trẻ điều trị và tình trạng sâu răng nặng nề hơn, lúc này nha sĩ có thể chỉ định nhổ răng. Vì lúc này có thể mô răng đã bị tổn thương nặng nề, và không thể bảo tồn được nữa, nhổ răng sẽ là giải pháp bắt buộc lúc này để bảo vệ các răng xung quanh.

Chuẩn bị tâm lý cho bé 4 tuổi phải nhổ răng như thế nào?

Người lớn đôi khi đi nhổ răng cũng còn rất sợ, vì thế trẻ con cũng không ngoại lệ. Chính bởi vậy mà nhiều trẻ không hợp tác với cha mẹ và nha sĩ khi phải nhổ răng. Việc quấy khóc, giẫy giụa có thể khiến trẻ bị tổn thương trong quá trình nhổ răng mà còn gây áp lực cho bố mẹ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Do đó, hãy chuẩn bị tâm lý cho con trước khi đi nha sĩ bằng cách:

  • Giải thích cho con hiểu về tình trạng răng của bé và nguyên nhân vì sao phải nhổ răng. Đây cũng là dịp thích hợp để phụ huynh nói về tầm quan trọng của việc chăm sóc răng miệng cho bé
  • Nói sơ lược qua về những gì bé có thể trải qua cách diễn đạt hài hước, dí dỏm để bé không thấy sợ
  • Cổ vũ tinh thần bé bằng một món quà nho nhỏ, khuyến khích can đảm vượt qua nỗi sợ này
  • Nhờ bác sĩ trao đổi một lần nữa với bé trước khi thực hiện. Trong quá trình nhổ luôn động viên tinh thần con

Những việc mẹ có thể chuẩn bị cho con

  • Tham khảo và chọn nha sĩ chuyên nhổ răng cho trẻ em để bác biết cách ứng phó với tâm lý con trẻ
  • Lựa chọn bệnh viện hay phòng khám nha khoa uy tín trong việc điều trị
  • Chuẩn bị thuốc để kịp thời xử lý những rắc rối có thể gặp phải sau khi nhổ răng
  • Mua vè chuẩn bị trước miếng gạc sạch và sau đó nếu cần thiết thì làm lạnh và chườm vào khu vực răng vừa được nhổ
  • Nấu cháo hay soup ngon tuyệt cho bé để con quên đi cơn đau
  • Dặn dò và dõi theo, đốc thúc con phải thường xuyên vệ sinh răng miệng sau khi nhổ răng
  • Lưu số điện thoại nha sĩ hay phòng khám để liên lạc trong trường hợp cần thiết

Bác sĩ Hoàng Trung Hiếu cũng khuyên rằng, nếu nghi ngại bé có vấn đề gì về răng miệng hoặc khi đến giai đoạn thay răng, các mẹ cũng nên đưa bé đi khám nha sỹ và nhờ trợ giúp cho việc nhổ các răng sữa. Như vậy nha sỹ sẽ giúp tầm soát và kiểm soát tình trạng răng miệng của bé tốt hơn!

Việc chăm sóc răng miệng cho bé ngay từ khi còn bé rất quan trọng để tạo tiền đề cho một hàm răng đẹp của con sau này. Đừng bao giờ tự ý nhổ răng tại nhà, mà hãy luôn đưa con đi thăm khám với nha sĩ ba mẹ nhé.

Xem thêm:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

mInH.tHu