Bé 2 tuổi ăn được những gì để phát triển toàn diện?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bé 2 tuổi ăn được những gì để đảm bảo cho sự phát triển khỏe mạnh? Hãy tham khảo các gợi ý sau đây để có câu trả lời chính xác cho bé yêu mẹ nhé.

Bé 2 tuổi ăn được những gì – Hiểu đúng sự phát triển của con để thiết lập chế độ dinh dưỡng hợp lý

Những kỹ năng sau đây đánh dấu cột mốc phát triển của bé 2 tuổi:

Cân nặng – chiều cao chuẩn

  • Bé trai: cân nặng 12.2kg, cao 87.8 cm
  • Bé gái: cân nặng 11.5, cao 86.4 cm

Phát triển thể chất

Con bắt đầu đi vững hơn, có thể đứng kiễng chân khi muốn lấy vật ở trên cao.

Biểu lộ cảm xúc và ngôn ngữ

Bé có thể bắt chước động tác của người khác. Bé bắt đầu thích chơi đùa cùng những bé khác. Một số bé có dấu hiệu “khủng hoảng tuổi lên hai”. Ở giai đoạn này, con có thể phân biệt được màu sắc, có thể lặp lại các từ nghe được.

Mẹ nên xây dựng một chế độ dinh dưỡng mới phù hợp khi trẻ lên 2

Với các tiêu chuẩn trên, có thể thấy rằng ở giai đoạn 2 tuổi bé có những bước tiến đáng kể về hành vi, nhận thức. Bé có nhu cầu khám phá, học hỏi thế giới xung quanh, hoàn thiện kỹ năng. Vì vậy, chế độ dinh dưỡng phù hợp sẽ đóng vai trò cực kỳ quan trọng để bé đạt được các tiêu chí về thể chất lẫn trí tuệ như trên.

Bé 2 tuổi ăn được những gì khác với giai đoạn 1 tuổi?

1.     Lượng thức ăn và độ thô của món ăn

Bước sang tuổi lên hai, hàm răng của bé đã mọc đầy đủ, hệ tiêu hóa đã dần hoàn thiện. Vì vậy, các món ăn của bé cần tăng độ thô, giúp bé hoàn thiện kỹ năng khai. Việc mẹ trì hoãn cho con ăn thô có thể gây ra hệ lụy biếng ăn, bé mất kỹ năng nhai về sau.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Sữa cũng không còn đáp ứng đủ nhu cầu về năng lượng cho bé nữa.  Bạn nên cắt giảm lượng sữa, chuyển dần sang cấu trúc 3 bữa ăn chính, 1-2 bữa ăn phụ.

2.     Món ăn đa dạng, nguyên liệu phong phú

Trả lời cho câu hỏi bé 2 tuổi ăn được những gì, đáp án đó chính là hãy cho bé một chế độ ăn đa dạng. Các nhóm chất: tinh bột; chất đạm; chất béo; vitamin, chất xơ cần được đảm bảo đủ.

Ở độ tuổi này, bé có thể ăn hầu hết các loại thực phẩm như người lớn. Một số thực phẩm tốt cho trẻ như: tôm, cá hồi, lươn, bò, heo, gà, hải sản, trứng. Trên hết, mẹ cần tuân thủ nguyên tắc chế biến vệ sinh, nấu mềm giúp trẻ dễ ăn và dễ tiêu hóa, hấp thụ.

Mẹ có thể thay đổi phương pháp chế biến như hấp, luộc, xào, kho. Bữa ăn nên có nhiều màu sắc để bữa ăn không đơn điệu nhàm chán và đảm bảo cung cấp đủ rau xanh. Số lượng chất xơ có trong rau sẽ giúp hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động tốt, bài tiết dễ dàng. Ngoài ra, trẻ cần được cho uống nước lọc nhiều, có thể thay bằng nước ép trái cây pha loãng để trẻ bổ sung thêm vitamin, khoáng chất.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Chế độ nhiều rau xanh, củ, quả sẽ tốt cho hệ tiêu hóa của bé

3.     Phân chia bữa ăn chính – phụ

Do hệ tiêu hóa của bé chưa như người lớn nên phân chia các bữa ăn của con sao cho hợp lý. Các mẹ có thể tham khảo thực đơn gợi ý như sau:

  • Bữa sáng: 1 chén cháo thịt gà + 1 trái quýt tráng miệng.
  • Bữa trưa: 2 phần lưng chén cơm nát + thức ăn: cá sốt cà, rau cải xanh nấu với tôm + xoài chín tráng miệng.
  • 14h chiều: 1 chén cháo đậu.
  • Bữa tối: 2 phần lưng chén cơm nát + thức ăn: thịt nạc xào với su su + 2 lạng đu đủ chín tráng miệng.
  • Trước khi ngủ: sữa 180-200ml (tùy theo nhu cầu của trẻ)

Những điều cần lưu ý khi cho bé ăn

Trong giai đoạn 2 tuổi, bé có xu hướng bắt chước và tự thực hành. Đây là thời điểm vàng để các mẹ tập thói quen ăn tốt cho con. Mẹ hãy tập cho trẻ ngồi vào bàn ăn và tự xúc ăn. Tuyệt đối tránh tình trạng cho trẻ ăn rong hoặc cho coi tivi, ipad khi ăn.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Thói quen ăn tốt sẽ giúp bé sẽ tìm thấy niềm vui trong ăn uống

Hãy tạo không khí vui tươi, giúp trẻ thật thoải mái khi ăn cơm. Nhiều mẹ bỉm sữa thường thúc ép, dọa nạt trẻ trong bữa ăn. Điều này khiến trẻ cảm thấy “sợ ăn”, dẫn đến tình trạng biếng ăn, tiêu hóa kém, kém hấp thu.

Trên đây là một số nguyên tắc để xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học cho bé 2 tuổi phát triển toàn diện. Hy vọng những thông tin chia sẻ trên sẽ giúp các mẹ có thêm nhiều gợi ý thực đơn cho bé mỗi ngày.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Hòa Đặng