Bé 1 tuổi bị vàng da nguyên nhân do đâu và bao lâu thì hết?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vàng da là hiện tượng sinh lý bình thường của trẻ sơ sinh từ 1-7 ngày tuổi. Vậy bé 1 tuổi bị vàng da có nguy hiểm không và nguyên nhân do đâu? Trẻ sẽ tự hết vàng da hay cần phải điều trị? Tất cả sẽ có trong bài viết sau đây!

Vì sao bé 1 tuổi bị vàng da?

Trẻ sơ sinh từ 7-14 ngày tuổi bị vàng da thường sẽ hết sau vài ngày và không ảnh hưởng đến sức khỏe. Nếu bé đã 1 tuổi mà vẫn bị vàng da và thời gian vàng da kéo dài trên 2 tuần thì khả năng cao là bé đã bị vàng da bệnh lý. Dưới đây là một số nguyên nhân khiến bé 1 tuổi bị vàng da:

Do lượng bilirubin cao

Bilirubin là chất tồn tại trong hồng cầu. Khi tế bào hồng cầu bị vỡ với số lượng lớn vượt quá khả năng chuyển hóa của gan, chất này sẽ thấm vào máu và dẫn đến hiện tượng vàng da ở trẻ. Nguyên nhân này thường gặp khi trẻ bị bú sữa mẹ có chứa chất nào đó không được dung nạp hoặc do trẻ ngộ độc thuốc, mắc bệnh sốt rét, bệnh tự miễn,…

Do gan gặp vấn đề

Trẻ 1 tuổi trở lên bị vàng da nguyên nhân chính là do gan đã gặp vấn đề nên không thể thực chức năng chuyển hóa và đào thải bilirunbin, khiến trẻ bị vàng da. Một số bệnh lý thường gặp ở gan là viêm gan, nhiễm trùng gan do virus, xơ gan, gan bị ngộ độc,…

Bệnh lý về đường mật

Đường mật trong cơ thể trẻ bị những bệnh lý như sỏi mật, chít hẹp đường mật, viêm đường mật, dị dạng đường mật bẩm sinh, viêm tụy,… sẽ làm tắc mật nên mật từ gan không bài tiết theo đường mật vào ruột được. Khi mật bị tắc, bilirubin không được đào thải ra bên ngoài sẽ thấm vào máu khiến trẻ bị vàng da.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bé 1 tuổi bị vàng da có nguy hiểm không?

Vàng da sinh lý ở trẻ sơ sinh là hiện tượng phổ biến và không nguy hiểm, tuy nhiên đối với trường hợp trẻ bị vàng da do bệnh lý, bố mẹ không nên coi thường vì hiện tượng này vô cùng độc hại đối với tế bào não và có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho não bộ của trẻ và không thể phục hồi được.

Vì vậy, trường hợp vàng da do bệnh lý cần được phát hiện và điều trị càng sớm càng tốt để hạn chế rủi ro cho trẻ. Bố mẹ nhận thấy các dấu hiệu vàng da của con kéo dài thì cần đưa con đi khám bác sĩ ngay để xác định nguyên nhân và có hướng xử lý sớm.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Khi nào thì cần đưa trẻ 1 tuổi bị vàng da đi khám

  • Trẻ bị vàng da kéo dài từ 2 tuần trở lên
  • Da trẻ vàng ở bụng, cánh tay hoặc cẳng chân
  • Lòng trắng mắt của trẻ cũng bị vàng
  • Trẻ có vẻ mệt mỏi, bơ phờ, ăn kém và khó đánh thức, một số trẻ còn phát ra tiếng kêu the thé

Điều trị bệnh vàng da ở trẻ 1 tuổi như thế nào?

Trường hợp nhẹ

  • Cho trẻ tắm nắng trong khoảng thời gian từ 8h - 8h30 vào buổi sáng và nên cho trẻ ở gần vị trí cửa sổ để đón nhận lượng ánh nắng dịu nhẹ. Thời gian tắm nắng khoảng 10 phút/lần
  • Đảm bảo đủ lượng sữa mẹ cho trẻ bú vì sữa mẹ có tác dụng hỗ trợ đào thải bilirubin trong máu qua đường tiêu hóa một cách nhanh chóng
  • Bật đèn sáng kể cả buổi đêm trong không gian phòng bé ở
  • Cho trẻ uống nhiều nước để đào thải bilirubin ra khỏi cơ thể, có thể bổ sung thêm nước ép từ trái cây và rau củ để tăng sức đề kháng và thải độc
  • Bổ sung sắt và các thực phẩm giàu sắt vào khẩu phần ăn để có sữa mẹ giàu sắt nhằm giảm tình trạng thiếu máu, giúp việc điều trị vàng da hiệu quả
  • Hạn chế dung nạp protein
  • Chia nhỏ bữa ăn và cho trẻ ăn những thức ăn mềm, dễ nuốt, dễ tiêu hóa

Trường hợp nặng

Đối với trẻ vàng da ở mức độ nặng thì sẽ có các phương pháp điều trị phổ biến như:

  • Chiếu đèn: Ánh sáng của đèn sẽ biến bilirubin thành chất vô hại và từ đó, chất này sẽ được đào thải qua đường tiêu hóa, đường tiểu
  • Thay máu cho trẻ để lấy bớt lượng bilirubin trong cơ thể một cách nhanh chóng
  • Nếu trẻ vàng da do trường hợp tắc nghẽn ống mật thì bé có thể phải phẫu thuật để làm thông ống mật

Ba mẹ hoàn toàn có thể phòng ngừa bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh bằng một số lưu ý sau đây:

  • Trong quá trình mang thai các mẹ cần thăm khám định kỳ và bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng.
  • Đảm bảo nước uống, sữa và nguồn thực phẩm cho bé ăn dặm phải an toàn, sạch sẽ
  • Giữ vệ sinh cơ thể cho trẻ, thường xuyên tắm rửa, lau mình, đặc biệt là khi khí hậu nóng bức, trẻ hay bị đổ mồ hôi
  • Dọn dẹp vệ sinh nhà ở thoáng đãng, sạch sẽ
  • Cung cấp đủ nước và dinh dưỡng cho trẻ.
  • Tiêm phòng định kỳ cho trẻ.

Vừa rồi là những thông tin về hiện tượng vàng da ở trẻ 1 tuổi. Ba mẹ cần phát hiện tình trạng vàng da ở trẻ càng sớm càng tốt để theo dõi kỹ càng và đưa trẻ đi khám bác sĩ kịp thời nhằm giảm thiểu những tổn thương và biến chứng nguy hiểm cho não bộ của trẻ sau này.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Đỗ Vy