Ngứa vùng nhạy cảm không chỉ mắc phải ở người lớn mà còn có ở trẻ nhỏ. Bé 1 tuổi bị ngứa vùng kín là gây nên nhiều cho chịu cho bé. Tìm hiểu nguyên nhân gây ngứa ở trẻ sẽ giúp cha mẹ có cách chăm sóc cũng như phòng ngừa tốt hơn.
Nguyên nhân khiến bé 1 tuổi bị ngứa vùng kín
Ngứa vùng kín là căn bệnh thường gặp ở trẻ em, không phân biệt bé trai hay gái. Trẻ 1 tuổi có làn da khá nhạy cảm, do đó nên không được chăm sóc sạch sẽ rất dễ nổi mẩn đỏ. Thường là do trẻ mặc tã thường xuyên, nên da dễ bị hăm ngứa. Hoặc cha mẹ không vệ sinh kỹ vùng hậu môn bé khiến cho lây lan vi khuẩn. Sử dụng phấn rôm ở vùng kín cũng là nguyên nhân gây ngứa cho trẻ mà cha mẹ nên lưu tâm.
Biểu hiện của bệnh này thường đỏ hai môi âm hộ hoặc đầu dương vật. Có thể nổi những mụn nhỏ ti ti và lan rộng dần. Khi mắc phải trẻ thường hay gãi, quấy khóc và khó chịu.
Cách chăm sóc bé 1 tuổi bị ngứa vùng kín
Cha mẹ cần chú ý khi bé hay cựa quậy, quấy khóc, khó chịu. Đó có thể vì bé đang bị ngứa vùng kín. Tùy vào mỗi giới tính mà có những cách chăm sóc khác nhau. Tuy nhiên, cơ bản nhất là vẫn giữ vệ sinh sạch sẽ, thoáng mát cho trẻ.
Chăm sóc bé gái bị ngứa vùng kín
Vệ sinh cho bé gái rất quan trọng, mẹ nên làm cẩn thận hằng ngày. Khi bé gái bị ngứa vùng kín mẹ cần lưu ý những điều sau:
- Dùng vải hoặc khăn mềm lau sạch vùng kín của bé. Sau đó lau lại bằng khăn khô. Lưu ý nên lau nhẹ nhàng tránh làm trầy xước vùng da đang nổi mẩn của bé. Nên thực hiện việc vệ sinh này 3 lần/ngày.
- Khi lau vệ sinh cho bé cần lau từ trước ra sau để tránh lây lan những vi khuẩn từ hậu môn.
- Không sử dụng xà phòng cho vùng kín của bé. Điều này làm mất cân bằng pH và tiêu diệt những vi khuẩn có lợi.
- Không dùng nước muối hoặc dung dịch vệ sinh phụ nữ lau cho bé nếu chưa được sự hướng dẫn của bác sĩ.
- Không thụt rửa, hoặc tự ý bôi kem trị ngứa hâm cho bé.
- Khi thấy dấu hiệu bất thường hoặc mụn đỏ lan nhanh thì nên đưa con đến bác sĩ để có hướng điều trị kịp thời.
Chăm sóc bé trai bị ngứa vùng kín
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngứa vùng kín ở bé trai là do hẹp hoặc dài bao quy đầu. Mẹ nên lau kĩ cho sau khi con đi tiểu để tránh đọng nước tiểu gây ngứa. Tương tự như bé gái, mẹ cũng cần giữ vệ sinh sạch sẽ, khô thoáng cho bé. Nên cho bé mặc quần vải cotton thoáng mát, thấm hút mồ hôi.
Cách phòng ngừa ngứa vùng kín cho bé
Không nên sử dụng tã dán thường xuyên cho trẻ, điều này hình thành thói quen tiểu không tự chủ ở trẻ. Nếu sử dụng tã, cha mẹ cũng nên thường xuyên thay tã để tránh gây hâm nóng. Ngoài ra, cần chọn thương hiệu tã an toàn uy tín, để hạn chế gây viêm nhiễm cho con.
Khi trẻ tè dầm cần phải lau sạch và thay quần áo mới để tránh nước tiểu gây xót da. Lau thật khô vùng kín sau khi tắm cho bé.
Nguyên tắt để không gây ngứa vùng kín là sạch và khô. Tuy nhiên, cha mẹ không nên quá cẩn thận sử dụng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.
Lựa chọn trang phục mát mẻ, chất liệu cotton thấm hút mồ hôi. Thường xuyên thay áo quần khi bị bẩn. Áo quần sau khi giặt cần phơi nắng để tiêu diệt vi khuẩn.
Đảm bảo xổ giun định kỳ cho trẻ để tránh tình trạng gium lây lan từ hậu môn lên vùng kín.
Sử dụng phấn rôm cho trẻ cũng cần quan tâm thương hiệu và xuất xứ rõ ràng. Không lạm dụng cho quá nhiều phấn rôm ở vùng kín của trẻ.
Khi thấy bé có biểu hiện hay sờ gãi, ngứa ngáy lập tức kiểm tra và đưa đến bác sĩ để điều trị kịp thời.
Xem thêm
- Kinh nghiệm trị hăm tã ở trẻ sơ sinh: Mẹ nên chọn kem chống hăm nào?
- Bỉm Huggies Gold – Cải tiến mới trong việc bảo vệ da bé khỏi hăm tã!
- Các bệnh ngoài da ở trẻ em thường gặp và cách điều trị dứt điểm