Tháng thứ 8 là thời điểm em bé gần như đã hoàn chỉnh các cơ quan trong cơ thể và chờ đợi đến ngày chào đời. Nhiều mẹ lúc này cũng băn khoăn không biết bầu tháng thứ 8 có nên uống nước dừa không vì quan niệm dân gian cho rằng mẹ uống nước dừa những tháng cuối thai kỳ thì con sinh ra sẽ trắng đẹp và nước ối sạch. Mời các mẹ đọc bài viết dưới đây để cùng tìm câu trả lời nhé.
Thành phần của nước dừa
Nước dừa là chất lỏng, trong, chứa trong quả dừa. Khi quả dừa già đi, nước dừa được thay thế bởi cùi dừa và không khí. Quả dừa non chứa rất ít cùi dừa, và lớp cùi này mỏng, rất mềm và khá trong. Nước dừa là thức uống tự nhiên không chứa chất béo, ít năng lượng, trong mỗi 100g nước dừa có chứa:
- Calo: 354kcal
- Lipid: 33g
- Natri: 20mg
- Kali: 356mg
- Cacbohydrate: 15g
- Chất xơ: 9g
- Đường: 6g
- Protein: 3,3g
- Vitamin C: 3,3mg
- Canxi: 4mg
- Sắt: 2,4mg
- Vitamin B6: 0,1mg
- Magie: 32 mg
Công dụng của nước dừa đối với bà bầu
- Giảm táo bón, cải thiện chức năng đường ruột và các vấn đề về tiêu hóa như tăng tiết acid dạ dày, viêm loét dạ dày.
- Là thuốc lợi tiểu tự nhiên giúp tăng tiết nước tiểu, ngăn ngừa tình trạng viêm đường tiết niệu cũng như giảm nguy cơ sỏi thận.
- Giàu acid lauric. Acid lauric khi đưa vào cơ thể sẽ được chuyển hóa thành monolaurin có tác dụng chống lại virus, vi khuẩn có vỏ lipid; kháng nấm giúp bảo vệ cơ thể khỏi viêm nhiễm và tăng cường hệ miễn dịch.
- Là nước giải khát mẹ bầu có thể dùng để thay thế các loại nước có đường và năng lượng cao (đồ uống có gas…), nhất là trong mùa hè nóng bức.
Bầu tháng thứ 8 có nên uống nước dừa không? Khi nào thì mẹ mang thai không nên uống nước dừa?
Với những lợi ích tuyệt vời như vậy, hẳn chị em sẽ cho rằng bà bầu nào cũng có thể dùng được nước dừa. Tuy nhiên nước dừa là thức uống không phù hợp với tất cả các giai đoạn của thai kỳ.
Mẹ mới mang thai không nên uống nước dừa vì hàm lượng chất béo cao trong đồ uống này sẽ gây đầy bụng, khó tiêu, ảnh hưởng tới sức khỏe chị em nhất là trong giai đoạn sớm của thai kỳ khi mẹ thường xuyên nôn ói, ốm nghén.
Nước dừa theo Đông y có tính hàn, có công dụng giải nhiệt, làm mát, làm mềm yếu gân cơ, hạ huyết áp nên không tốt cho những mẹ mang bầu tháng đầu.
Sau tam cá nguyệt đầu tiên, chị em có thể uống nước dừa để tận dụng những lợi ích của thứ đồ uống này. Dù vậy mẹ cũng không nên uống quá nhiều và nên uống vào thời điểm thích hợp trong ngày.
Các mẹ mang thai tháng thứ 8 hoàn toàn có thể uống nước dừa với liều lượng hợp lý mà không lo ảnh hưởng tới thai nhi. Trong những tháng cuối cùng này, nước dừa còn bổ sung ối cho mẹ bầu, giảm nguy cơ thiếu ối, ít ối và cung cấp thêm lượng nước cần thiết cho cơ thể. Vì chứa lượng đường thấp nên mẹ cũng không cần quá lo lắng cho rằng nước dừa sẽ làm tăng đường huyết trong cơ thể.
Mẹ nên uống nước dừa thế nào cho đúng?
- Không nên uống quá nhiều nước dừa vì vẫn có 1 lượng đường nhất định, uống nhiều dễ làm tăng nguy cơ tiểu đường thai kỳ.
- Vì đặc điểm lợi tiểu của nước dừa mà mẹ không nên uống thức uống này vào buổi tối để tránh làm gián đoạn giấc ngủ.
- Mẹ bầu có tiền sử suy nhược hoặc huyết áp thấp nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi uống nước dừa để tránh gây hại cho sức khỏe.
- Không nên uống nước dừa đã để qua đêm, có vị lạ. Mẹ nên mua quả dừa còn nguyên chưa lột vỏ về uống dần.
- Các mẹ bầu sức khỏe bình thường, không thừa cân, không mắc tiểu đường thì được khuyến cáo uống nước dừa 3 – 4 lần/tuần hoặc 100 – 150ml/ngày.
- Không nên uống nước dừa sau khi tập thể dục, khi vừa mới đi làm về hoặc khi cơ thể cảm thấy mệt mỏi.
- Mẹ nhiều nước ối, đa ối không nên uống nước dừa khi mang thai những tháng cuối, chỉ nên uống 1 lượng vừa đủ trong 3 tháng giữa.
- Mẹ không nên uống nhiều nước dừa vì tin rằng da bé sẽ trắng đẹp nếu mẹ uống đồ uống này khi mang thai. Thực tế màu da của bé đã được quy định bởi sắc tố gen của ba mẹ.
- Có nhiều cách chế biến nước dừa như uống trực tiếp, làm thạch, đun nấu cùng các loại thịt…
Xem thêm
- Mới sinh xong uống nước dừa được không? Khi nào uống là tốt nhất?
- Mẹ bầu 4 tháng uống nước dừa có bị động thai? Uống như thế nào mẹ khỏe, con xinh?
- Bà đẻ uống nước dừa được không, có an toàn cho mẹ và bé không?
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!