Có phải nghén khác nhau khi mang bầu là giới tính thai nhi sẽ khác nhau?

Bầu đứa đầu không nghén đứa sau nghén có phải thai sẽ đổi đầu (khác giới tính với em bé trước) như các cụ thường bảo hay không? Tại sao lại có sự khác nhau giữa 2 lần mang thai? Phải chăng cơ thể mẹ đã có những biến đổi rõ rệt qua những lần mang thai?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bầu đứa đầu không nghén đứa sau nghén là hoàn toàn bình thường vì ốm nghén phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như độ tuổi khi mang thai, sức khỏe, thể trạng của mẹ; môi trường sống, điều kiện sống... Bài viết này sẽ giúp mẹ có thêm những kiến thức cần thiết trong thời gian mang thai của mình nhé!

  • Nghén có phải là dấu hiệu ai cũng có khi mang thai không?
  • Bầu đứa đầu không nghén đứa sau nghén có bất thường?
  • Những sự thay đổi rõ rệt về cơ thể
  • Chuẩn bị sức khỏe giúp mẹ có 1 thai kỳ khỏe mạnh

Nghén có phải là dấu hiệu ai cũng có khi mang thai không?

Từ trước đến nay, ốm nghén được xem là một dấu hiệu dễ nhận biết nhất khi phụ nữ mang thai. Theo các chuyên gia sinh sản, đây không phải là tình trạng bệnh lý đáng lo ngại.

Ốm nghén khi mang thai bao gồm các triệu chứng như khó chịu, buồn nôn, đầy hơi, đau đầu, chóng mặt, ăn uống kém ngon miệng, giảm cân, mất nước… Tình trạng này thường kéo dài trong 3 tháng đầu của thai kỳ và sẽ dần biến mất khi hormone trong cơ thể mẹ đã ổn định.

Ốm nghén là tình trạng thường gặp trong thai kỳ (Nguồn ảnh: istockphoto)

Trung bình trong 10 sản phụ sẽ có tới 7 - 8 người phải đối mặt với vấn đề này. Thậm chí một số ít chị em bị ốm nghén nặng đến mức phải sử dụng thuốc theo đơn nếu không sẽ không thể ăn uống, hấp thu được dinh dưỡng và nguy cơ thai nhi bị thiếu dinh dưỡng tăng cao.

Mặc dù có đến 80% số phụ nữ bị ốm nghén khi mang thai tùy theo mức độ nặng nhẹ, thì cũng có một số mẹ bầu mang thai lại không nghén. Nghén hay không nghén trong suốt thai kỳ phụ thuộc rất nhiều vào sự thay đổi hormone và thể trạng của mẹ. Không thể dựa vào dấu hiệu ốm nghén để đánh giá sức khỏe của mẹ và thai nhi. Để biết chắc mình đã có thai hay chưa, ngoài ốm nghén còn có nhiều dấu hiệu đặc trưng khác nhưng cũng rất có thể khiến nhiều mẹ bị nhầm lần.

Vì vậy, tốt nhất chị em nên kiểm tra sự thay đổi của nồng độ hormone HCG bằng các phương pháp y khoa để chuẩn bị tốt cho hành trình tiếp theo.

Bạn có thể chưa biết:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mẹ có biết mang thai mấy tuần thì hết nghén?

Bầu đứa đầu không nghén đứa sau nghén có bất thường?

Mang thai 2 lần nghén khác nhau

Biểu hiện ốm nghén không phải ai cũng giống ai và cũng không chị em nào có thể chắc chắn rằng lần mang thai sau sẽ không ốm nghén như lần đầu. Thật ra, có không ít chị em nghĩ rằng vì bầu đứa đầu không nghén nên đứa sau cũng sẽ nhẹ nhàng như vậy.

Thế nên nếu mang thai lần 2 mẹ phải trải qua cảm giác ốm nghén dữ dội, chán ăn, mệt mỏi, nôn thốc nôn tháo  thì kèm theo đó là sự lo lắng. Liệu sự khác nhau giữa 2 lần mang thai có phải là dấu hiệu bất thường của cơ thể hay không?

Mẹ hãy yên tâm nhé, thực chất điều này là hoàn toàn bình thường vì ốm nghén phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như độ tuổi khi mang thai, sức khỏe, thể trạng của mẹ; môi trường sống, điều kiện sống cũng tác động một phần.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nên dù có đến 80% phụ nữ sẽ ốm nghén trong quá trình mang thai nhưng lại cũng không phải mẹ bầu nào cũng trải qua cảm giác không mấy dễ chịu này.

Mang thai 2 lần nghén khác nhau là bình thường (Nguồn ảnh: istockphoto)

Dự đoán giới tính thai dựa vào sự khác nhau giữa 2 lần mang thai có chính xác không?

Nhiều kinh nghiệm được truyền tai nhau đến các mẹ bầu để giải thích cho sự khác biệt trong 2 lần bầu bì, sinh nở là do đổi đầu con. Tức là em bé thứ 2 sẽ có giới tính khác với đứa con đầu lòng.

Sự khác biệt về giới tính này sẽ khiến cho mẹ bầu có những dấu hiệu mang thai hay ốm nghén khác nhau. Có người mang thai lần sau hoàn toàn không bị nôn nghén, khó chịu, mệt mỏi chút nào nhưng có những người lại ốm nghén rất nặng.

Tuy nhiên, sự thật là vẫn có rất nhiều trường hợp 2 lần mang thai khác nhau hoàn toàn mà mẹ vẫn sinh một bề. Không phải tất cả những người khi mang thai lần sau có những biểu hiện ốm nghén nặng hơn so với khi mang thai lần 1 đều sẽ sinh được đủ nếp đủ tẻ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vì vây, dự đoán giới tính thai nhi không thể dựa hoàn toàn vào biểu hiện ốm nghén giữa 2 lần mang thai.

Những sự thay đổi rõ rệt về cơ thể

Sự khác nhau giữa 2 lần mang thai không chỉ thể hiện ở mức độ ốm nghén mà mẹ còn cảm nhận thấy sự thay đổi rõ rệt khác về cơ thể.

Bụng to nhanh hơn và bụng thấp hơn

Lần mang thai thứ nhất thường phải đến tháng thứ 4 mọi người mới nhìn thấy bụng mẹ nhưng ở lần sau đó tháng thứ 2, thứ 3 đã thấy bụng lùm lùm rồi.

Sau mỗi lần sinh nở, trương lực cơ bụng giảm khiến tử cung hạ thấp xuống khu xương chậu nên vị trí nằm của thai nhi cũng thấp hơn. Vậy nên bụng dưới cũng to và nhìn thấy rõ hơn ngay từ những tháng đầu của thai kỳ.

Bạn có thể chưa biết:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bầu 4 tháng vẫn nghén có phải là hiện tượng bất thường trong thai kỳ?

Áp lực vùng chậu

Do thai nhi nằm thấp nên tử cung cũng hạ gần hơn vào xương chậu tạo áp lực lên các cơ quan gần đó như làm căng tức bàng quang, gây ra hiện tượng mót tiểu và bạn phải thường xuyên ghé thăm nhà vệ sinh khi mang thai em bé thứ 2.

Đau lưng và chuột rút

Những hiện tượng này sẽ đến sớm hơn so với lần mang thai trước do sức nặng của tử cung khi em bé lớn dần lên sẽ chèn ép vào các mạch máu ở chân và dây chằng ở lưng tạo ra những cơn đau xuất hiện liên tục và dường như kéo dài hơn.

Chuẩn bị sức khỏe giúp mẹ có 1 thai kỳ khỏe mạnh

Dù ốm nghén là một trải nghiệm không thực sự được các chị em chào đón nhưng nếu đứa sau nghén hơn đứa đầu bạn cũng nên biết rằng đó là một cơ chế của cơ thể để bảo vệ mẹ và em bé trong bụng.

Tiêm phòng đầy đủ

Thạc sĩ, Bác sĩ Thái Bằng - Trường khoa Sản phụ khoa - Khoa Sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang cho biết, khi mang thai lần 2, mẹ nên làm các xét nghiệm kiểm tra kháng thể rubella, viêm gan B... để đảm bảo lượng kháng thể vẫn nằm trong ngưỡng bảo vệ hay không. Lịch tiêm phòng trong lần mang thai thứ 2 cụ thể là:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tiêm phòng đầy đủ để có thai kỳ khỏe mạnh (Nguồn ảnh: istockphoto)

  • Tiêm phòng uốn ván nếu trong vòng 5 năm chưa tiêm nhắc lại
  • Mẹ đã tiêm bạch hầu, ho gà, uốn ván từ nhỏ nên tiêm thêm 1 mũi vào tháng thứ 4 hoặc 5
  • Nếu đã tiêm 3-4 mũi uốn ván từ trước, lần tiêm cuối cùng trên 1 năm thì nên tiêm nhắc lại thêm 1 mũi
  • Nếu tiêm đầy đủ 5 mũi uốn ván thì không cần tiêm bổ sung. Trong trường hợp mũi thứ 5 tiêm trên 10 năm thì nên nhắc lại 1 mũi.

Dinh dưỡng trong thai kỳ

Để vượt qua được những cảm giác khó chịu trong những tháng đầu tiên ốm nghén, các chị em cũng nên hiểu rõ về cơ thể mình và có được một thời gian biểu về chế độ ăn uống, ngủ nghỉ một cách khoa học và hợp lý.

  • Bổ sung đều đặn vitamin trong thời gian mang thai nhưng trong 3 tháng đầu nên thay thế vitamin tổng hợp bằng axit folic hoặc các loại vitamin không chứa sắt để tránh các tác dụng phụ như táo bón, nôn và buồn nôn.
  • Sinh hoạt trong không gian thoáng mát, rộng rãi, sạch sẽ và trong lành để mẹ bầu không có cảm giác ngột ngạt, khó chịu.
  • Bổ sung 2 nguyên liệu là gừng và chanh vào đồ uống, thức ăn để giảm cảm giác buồn nôn. Nghiên cứu cho thấy vị của gừng là an toàn cho thai nhi và có tác dụng giảm nghén khi mang thai tương đương với vitamin B6.
  • Ăn nhiều bữa nhỏ, uống nhiều nước nhưng uống làm nhiều lần, ưu tiên các loại thực phẩm có chứa tinh bột, bột mì để hút bớt dịch dạ dày, giảm cảm giác buồn nôn. Tránh các loại đồ ăn nặng mùi, chua cay…
  • Nghỉ ngơi nhiều hơn khi cảm thấy cơ thể mệt mỏi và giữ cho tâm trạng thoải mái một cách nhiều nhất có thể.

Lời kết

 Một số người tin rằng giới tính của em bé có thể được xác định thông qua sự khác biệt về dấu hiệu ốm nghén giữa 2 lần mang thai.

Nó có thể là dấu hiệu cảnh báo về sự biến đổi hoặc rối loạn nào đó trong cơ thể nhưng để xác định giới tính của thai nhi thì vẫn chưa thể khẳng định được nếu mẹ chỉ cảm thấy rằng bầu đứa đầu không nghén đứa sau nghén.

Điều quan trọng là các mẹ bầu hãy luôn lắng nghe cơ thể mình và biết cách chăm sóc bản thân để những lần mang bầu đều có một thai kỳ khỏe mạnh.

Nguồn tham khảo: Lịch tiêm phòng cho bà bầu mang thai lần 2 - Vinmec

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

ZinVi