Bà bầu phù chân như thế nào thì nguy hiểm?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bầu bị phù chân – Bàn tay và bàn chân bị sưng trong thai kỳ. Sưng hoặc bọng của bàn tay và bàn chân của mẹ bầu là phổ biến ở cuối thai kỳ.

Thông thường vào 3 tháng cuối của thai kỳ, mẹ bầu nào cũng sẽ trải qua hiện tượng phù chân, hay còn gọi là “xuống máu chân” gây ra những bất tiện và khó chịu cho các thai phụ. Và hơn thế nữa, khi tình trạng này không sớm được điều trị cũng như khắc phục kịp thời chắc chắn sẽ gây ra chứng sưng phù nề như một triệu chứng ban đầu của tiền giản giật, cảnh báo nguy cơ của một hội chứng cao huyết áp cực kì nguy hiểm cho các mẹ bầu và cả thai nhi.

Bầu bị phù chân

Nguyên nhân bà bầu bị phù chân

  • Điều này là do cơ thể mẹ bầu chứa nhiều nước hơn bình thường khi mang thai.
  • Sự cản trở máu trở về tim: Khi có thai, càng về những tháng cuối thai nhi sẽ lớn dần làm tăng áp lực trong ổ bụng và tạo nên một lực ép khá lớn lên các tĩnh mạch vùng chậu làm cho máu khó chảy trở về tim được.
  • Nguyên nhân nữa gây ra phù chân cho các mẹ đó là giảm hoạt động bơm máu của cơ vùng chân, có thể do:Bệnh nhân phải đứng làm việc hoặc ngồi lâu trong một thời gian dài; Thói quen mang giày cao gót ở phụ nữ; Bệnh nhân bị liệt chân do tai biến mạch máu não hay do các bệnh về thần kinh.

=> Yếu tố này làm máu ứ trệ trong lòng của tĩnh mạch chân, tăng áp lực trong lòng tĩnh mạch và thoát dịch ra ngoài gây phù. Nếu không được điều trị kịp thời càng gần đến ngày sinh thai phụ càng bị phù nhiều hơn và các van tĩnh mạch cũng như hệ thống tĩnh mạch chi dưới bị suy giãn ra và không hồi phục được ngay cả sau khi sinh.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bầu bị phù chân

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Các dấu hiệu phù bình thường hay cần được điều trị ngay cho mẹ bầu

Sưng/ phù bình thường trong thai kỳ:

  • Thường sưng nhiều hơn vào cuối ngày
  • Chỉ xảy ra vào cuối thai kỳ
  • Việc phù/ sưng tăng dần
  • Sưng hay phù thì tốt hơn khi mẹ bầu nằm xuống
  • Việc phù xuất hiện ở cả hai chân.

Các dấu hiệu phù/ sưng cần điều trị ngay:

  • Một sự gia tăng đột ngột sưng ở mặt, bàn tay hoặc bàn chân
  • Bị nhức đầu nặng kèm với sưng/ phù
  • Có dầu hiệu làm mờ mắt, thị lực giảm kém
  • Đau dữ dội ngay bên dưới xương sườn của bạn
  • Cảm thấy mệt hoặc nôn mửa
  • Luôn cảm thấy không khỏe.

=> Đây có thể là triệu chứng của tiền sản giật.

Những điều mẹ bầu có thể làm để tránh và giảm phù

  • Không nên đứng quá lâu vì trọng lượng cơ thể lúc đó dồn hết xuống chân sẽ làm cho bạn càng thêm nhức nhối, đau mỏi đôi chân. Bà bầu cũng không nên ngồi lâu. Trong giờ làm việc bạn nên giành một chút thời gian giải lao bằng cách co duỗi hai chân thường xuyên giúp khí huyết được lưu thông.
  • Mang giày và vớ thoải mái – tránh dây đai chật hoặc bất cứ thứ gì có thể bó chân nếu chân phù lên.
  • Khi nằm nghỉ ngơi, hãy đặt chân lên cao nhất có thể.
  • Uống ít nhất 8 ly nước mỗi ngày – điều này giúp cơ thể bạn thoát khỏi nước dư thừa
  • Duy trì các hoạt động vận động thường xuyên. Đi bộ nhẹ nhàng và thường xuyên giúp lưu thông máu
  • Hạn chế ăn mặn vì nó làm tăng áp lực lên thận.
  • Mẹ bầu có thể làm giảm bớt áp lực lên các tĩnh mạch bằng cách nằm nghiêng về một phía. Vì tĩnh mạch chủ ở phía bên phải cơ thể, nên nằm nghiêng về phía bên trái giúp làm giảm áp lực. Khi ngủ, đặt gối để kê chân cũng là một giải pháp xoa dịu và giảm chứng phù chân hiệu quả.
  • Mẹ bầu không nên nhịn tiểu vì nước tiểu trữ trong bàng quang cũng làm tăng mức độ sưng phù.

Biên soạn cho the Asian parents Vietnam

Tham khảo – Tommy’s – saving baby lies

Đọc thêm

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

MeKrobis