Bầu ăn mực khô được không trong thời gian mang thai? Thức ăn vặt ngon tuyệt này có ảnh hưởng đến sức khoẻ của mẹ và bé không?
Vài nét về món ăn mực khô
Mực khô, hay còn gọi là khô mực, là một món ăn đặc trưng của ẩm thực Việt Nam được chế biến từ nguyên liệu là những con mực bằng phương pháp sấy khô hoặc phơi nắng.
Thành phần dinh dưỡng trong 100g thịt ăn được của mực khô:
- 291 calo
- 32,6g nước
- 60,1g chất đạm
- 4,5g chất béo
- 2,5g chất đường bột
- 0g chất xơ
- Ngoài ra còn có một số chất khoáng vi lượng như sắt, kẽm, mangan, selen…
Đây là một trong những món ăn vặt rất phổ biến và được lòng nhiều chị em tại Việt Nam. Nhưng khi mang thai, liệu các bà bầu ăn mực khô được không?
Mẹ bầu ăn mực khô được không?
Hiện nay, chưa có bất kỳ công trình nghiên cứu nào cho câu hỏi “bầu ăn khô mực được không”, cũng như những ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai kỳ từ việc ăn mực khô. Vì với giá trị dinh dưỡng khô mực mang lại thì việc thỉnh thoảng bổ sung vào chế độ ăn cũng không có gì là nghiêm trọng.
Ngoài ra, có nhiều quan niệm dân gian cho rằng, ăn khô mực nướng dễ gây sảy thai hoặc sinh con đen, xấu. Tuy nhiên, một lần nữa, những điều này hiện vẫn chưa có các nghiên cứu chứng minh.
Nhưng các nhà nghiên cứu thực phẩm ở Malaysia cho biết, khô mực nướng có chứa hàm lượng cadimi khá cao, vượt quá mốc 1.00 ppm trong ngưỡng an toàn cho sức khỏe. Đây là chất được sử dụng trong quá trình tẩm ướp bảo quản mực, chúng gây ra các tác động xấu đối với bệnh ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt.
Những điều mẹ bầu ăn mực khô cần lưu ý
- Đừng vì ham rẻ mà mua những loại mực khô trôi nổi và không rõ nguồn gốc trên thị trường. Hãy chọn những nơi uy tín và biết rõ nguồn gốc xuất sứ, cũng như hiểu rõ quá trình làm mực khô an toàn vệ sinh
- Không nướng mực quá cháy khét vì ăn những mảng cháy về lâu dài có thể góp phẩn gây nên bệnh ung thư
- Ăn quá nhiều mực khô sẽ phản tác dụng, gây nhiều hệ lụy đối với cơ thể. Theo các nghiên cứu về dinh dưỡng, bà bầu không nên ăn mực khô quá 2 lần trong tuần để đảm bảo sức khỏe. Tiêu thụ món nào cũng vậy, dù có tốt đến đâu, mà lạm dụng thì dễ phản tác dụng
- Ba tháng đầu mẹ bầu ăn mực khô nên quan sát phản ứng của cơ thể, vì đây là giai đoạn nhạy cảm. Tốt nhất là nên hạn chế hay hỏi qua ý kiến bác sĩ trước khi ăn
- Mực khó bảo quản, dễ bị mốc, nên hãy bỏ vào bịch nylon và cho vào ngăn mát tủ lạnh. Tránh để chung với những thực phẩm tươi sống khác
Gợi ý chế biến các món ăn cho bà bầu ăn mực khô
Khô mực chiên nước mắm
Nguyên liệu
- 2 con mực khô cỡ vừa
- 1 củ tỏi
- 15g đường (2 thìa)
- 10ml nước mắm (1 thìa)
Cách làm
- Đầu tiên, bạn nướng chín mực.
- Sau đó đập cho con mực bông tơi và xé mực thành sợi nhỏ.
- Phi cho tỏi thơm giòn rồi vớt ra bát.
- Cho mực, tỏi phi, đường, nước mắm vào chảo rồi đảo đến khi đường keo lại
- Tuỳ sở thích, bạn có thể vắt thêm một ít chanh hoặc quất vào món ăn…
Cháo mực
Nguyên liệu
- Mực khô to : 2 con
- Gạo tẻ: ½ bát
- Gạo nếp: ½ bát
- Huyết heo
- Gia vị: hành khô, hành lá, muối, hạt tiêu, hạt nêm , gừng, rượu trắng….
- Một chút giá (đỗ)
Cách chế biến
Mực khô đem đi rửa sạch ngâm cùng với nước có pha rượu trắng để khoảng 30 phút cho mực mềm ra
- Dùng tay xe nhỏ mực khô hoặc lấy dao thái từng miếng mỏng vừa ăn rồi cho vào bát sạch
- Cho gạo nếp và gạo tẻ đem đi vo sạch để ráo sau đó cho dầu ăn vào nồi nhỏ phi thơm cho hỗn hợp vào rang sơ khoảng 5 – 7 phút
- Cho nước hầm xương và nồi gạo rang, bật bếp lên đun lửa cho đến khi gạo chín nở ra và mềm bung
- Chuẩn bị một cái chảo sạch, bật bếp cho dầu ăn và đun sôi. khi dầu đã sôi cho tỏi vào phi thơm rồi cho mực khô vào xào lăn. Cho một ít nước mắm và đường vào xào với mực khô
- Tiết lợn bạn luộc sơ, cắt nhỏ vừa ăn
- Đun thật nhỏ lửa, thỉnh thoảng bạn lấy môi đảo đều nồi cháo để gạo không dính vào đáy nồi
- Cho huyết heo vào đun cùng, nêm nếm gia vị một lần nữa rồi tắt bếp
- Sau khi tắt bếp cho hành lá cắt khúc nhỏ vào và thưởng thức món ăn
Chắc hẳn đến đây thì chị em đã có câu trả lời cho thắc mắc “Bà bầu ăn khô mực được không?”. Hãy là một thai phụ thông minh với những lựa chọn trong lối sống. Nếu lưỡng lự và không hiểu rõ sức khoẻ bản thân, hãy chắc chắn tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi ăn.
Xem thêm:
- Bầu ăn mít có tốt không? Mẹ bầu nào không nên ăn mít trong thai kỳ?
- Bà bầu 6 tháng ăn khổ qua được không? Gợi ý 3 món ăn ngon từ khổ qua
- 4 quan điểm sai lầm trong ăn uống khi mang bầu
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!