Bầu 8 tháng bị tiêu chảy thường do sức đề kháng của mẹ bầu kém nên dễ bị rối loạn tiêu hóa. Ngoài ra đây cũng có thể là dấu hiệu sắp đến thời điểm sinh. Hãy đọc bài viết này của theAsianparent Việt Nam để biết:
- Bầu 8 tháng bị tiêu chảy có nguy hiểm không?
- Bà bầu bị sôi bụng tiêu chảy tháng thứ 8 có bị sinh non?
- Bà bầu 8 tháng bị đau bụng đi ngoài nên làm gì? Cách chữa đau bụng tiêu chảy cho mẹ bầu
- Bầu 8 tháng bị tiêu chảy có phải là dấu hiệu sắp sinh?
Bầu 8 tháng bị tiêu chảy có nguy hiểm không?
Khi mang thai, do sự thay đổi của nội tiết tố, sức đề kháng của mẹ bầu sẽ bị suy giảm. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng một số mẹ bầu dễ bị tiêu chảy trong thai kỳ khi ăn phải thực phẩm chứa một số chất không phù hợp với thể trạng và sức hấp thu của cơ thể.
Tiêu chảy khi mang thai có thể kéo dài từ 1-10 ngày tùy theo nguyên nhân. Nếu bị tiêu chảy nặng, sản phụ dễ bị mất nước, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi.
Tình trạng đi tiêu nhiều lần có thể làm mẹ bầu bị nôn mửa, cảm thấy kiệt sức, suy sụp rất nhanh, nếu không điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều nguy hiểm.
Ngoài tác hại lên cơ thể mẹ, thai nhi trong bụng cũng chịu ảnh hưởng không tốt, có thể bị suy dinh dưỡng chậm phát triển.
Mẹ đã biết chưa?
8 lỗi ăn uống nguy hiểm của mẹ bầu khiến thai nhi chậm phát triển còi cọc!
Thai chậm phát triển 3 tháng cuối, mẹ bầu cần làm gì để cải thiện tình hình này?
Bà bầu bị tiêu chảy tháng thứ 8 có bị sinh non?
Tình trạng tiêu chảy vẫn xuất hiện ở những tháng cuối thì bà bầu cần phải thật cẩn trọng vì có thể gây ra một số tác động không tốt cho cả mẹ và thai nhi.
Những cơn đau quặn ở bụng cùng với việc đi ngoài nhiều khiếp hậu môn gặp nhiều áp lực, kích thích tử cung co bóp nhiều, có thể làm tăng nguy cơ sinh non hay sảy thai cực kỳ nghiêm trọng.
Bà bầu 8 tháng bị đau bụng đi ngoài nên làm gì?
Ðau bụng tiêu chảy có thể xảy ra bất kỳ lúc nào trong thai kỳ. Một vài gợi ý dưới đây hy vọng sẽ giúp bạn vượt qua những khó chịu của tình trạng này.
Uống đủ nước cho cơ thể
Tiêu chảy sẽ làm bạn mất nước và chất điện giải, chất khoáng như kali và natri. Đó là lý do mẹ bầu phải uống thêm nhiều nước để bù đắp lượng đã mất đi. Khi uống nước, mẹ bầu nên uống từng ngụm nhỏ.
Nếu chưa thể đến cơ sở y tế khám bệnh, các bà bầu đang bị tiêu chảy có thể liên tục uống dung dịch oresol. Đây là thuốc chống tình trạng kiệt nước cơ thể do tiêu chảy gây ra, có thể dùng cho mọi trường hợp mang thai bị tiêu chảy. Khi dùng phải pha đúng liều lượng, không được pha đặc quá, sẽ nguy hiểm.
Ngoài oresol, tuyệt đối không được tự ý mua và dùng bất kì loại thuốc cầm tiêu chảy nào khác mà không có chỉ định của bác sĩ.
Các thực phẩm cần kiêng
Khi bị tiêu chảy, mẹ bầu nên tránh xa các loại thực phẩm nhất định khiến bạn cảm thấy tồi tệ hơn như phô mai, sữa và các sản phẩm từ sữa khác. Nếu uống sữa, ruột của bạn sẽ hoạt động kém đi.
Có thể bạn chưa biết:
Thực phẩm nên ăn
Nên chú trọng ăn các loại thức ăn ở dạng lỏng, được nêm nếm gia vị càng nhạt càng tốt nhưng vẫn đảm bảo đủ dinh dưỡng. Các món cháo, súp rau củ quả thường được xem là lựa chọn phù hợp với mẹ bầu bị tiêu chảy.
Nghỉ ngơi thật nhiều
Mẹ bầu nên có chế độ nghỉ ngơi nhiều hơn vì tiêu chảy gây ra khá nhiều phiền toái và khó chịu, cơ thể luôn mệt mỏi. Đây là một trong số các mẹo chữa tiêu chảy cho bà bầu.
Bầu 8 tháng bị tiêu chảy có phải là dấu hiệu sắp sinh?
Bà bầu bị tiêu chảy tháng cuối không phải là hiếm gặp và có nhiều khả năng xảy ra khi mẹ đến gần ngày sinh, nó có thể xảy ra ngay trước khi chuyển dạ hoặc vài tuần trước khi chuyển dạ.
Nếu mẹ đang bị tiêu chảy khi mang thai 3 tháng cuối hay trong tam cá nguyệt thứ ba, điều đó không có nghĩa là mẹ đang chuẩn bị sinh ngay lúc đó, chỉ là cơ thể mẹ đang chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ bắt đầu vào một thời điểm sau đó, vì vậy mẹ không nên hoảng sợ.
Thêm một lưu ý là nếu tiêu chảy đi kèm theo bất kỳ triệu chứng nào khác như sốt hoặc đau cơ thể, mẹ nên đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt để tránh xảy ra các biến chứng thai kỳ nguy hiểm.
Dấu hiệu chuyển dạ thực sự
Các cơn co tử cung mạnh và đều: Cơn co tử cung chính là động lực của cuộc chuyển dạ. Chúng sẽ bắt đầu khi bạn có cảm giác đau vùng lưng, sau đó chuyển dần ra phía trước bụng và đau lan từ đáy tử cung xuống dưới. Những cơn co tử cung xuất hiện đều đặn, có chu kỳ, sẽ mạnh dần, mỗi cơn co bạn thấy bụng co cứng, cảm giác đau tăng dần. Khi mẹ cảm nhận có khoảng 2 cơn co trong 10 phút, thời gian cơn co tử cung ngày càng kéo dài (> 25 giây), trong khoảng 1-2 giờ, sau đó tăng dần về tần số và cường độ thì đó là dấu hiệu chuyển dạ.
Dịch âm đạo có máu: Dịch âm đạo có màu hồng, nâu hoặc hơi có máu, đây chính là dấu hiệu xóa mở cổ tử cung. Nếu máu âm đạo ra nhiều, đỏ tươi bạn nên đến ngay bệnh viện kể cả khi chưa đau bụng nhiều vì đó có thể là dấu hiệu nguy hiểm cho bạn và bé.
Xem thêm:
- Tiêu chảy khi mang thai có phải là dấu hiệu gây sẩy thai?
- Bà bầu bị tiêu chảy nên ăn gì để hệ tiêu hoá mau ổn định?
- Đau bụng khi mang thai tháng thứ 8 có nguy hiểm cho mẹ và thai nhi?
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!