Mệt mỏi vì táo bón ở tuần 38, mẹ bầu cần phải làm sao?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bầu 38 tuần bị táo bón là một trong những vấn đề mà thai phụ thường gặp phải. Tình trạng táo bón này không gây nguy hiểm nhiều đến sức khoẻ của mẹ và thai nhi. Thế nhưng nếu mẹ không có cách xử lý và phòng tránh thì rất dễ ảnh hưởng đến thai nhi. Vậy mẹ bầu nên xử lý thế nào khi mang thai 38 tuần bị táo bón?

Tác hại của táo bón đối với mẹ bầu

Mẹ bầu mang thai 38 tuần bị táo bón có thể chưa tới mức nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, táo bón sẽ ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống của mẹ. Nếu tình trạng nặng hơn, đây có thể là nguyên nhân góp gây ra sảy thai, sinh non hoặc suy dinh dưỡng bào thai.

Mặc dù không quá nguy hiểm song mẹ bầu cũng không nên lơ là

Táo bón ở mẹ bầu còn là nguyên nhân làm phát sinh hoặc tăng nặng các bệnh trĩ, nứt kẽ hậu môn, sa trực tràng… Thai 38 tuần bị táo bón sẽ gây ra cảm giác khó chịu, mẹ sẽ gặp phải các cơn đau bụng, đại tiện ra máu, đau rát vùng hậu môn. Những cơn đau này sẽ làm ảnh hưởng không tốt đến cả mẹ và thai nhi. Bên cạnh đó, táo bón ở mẹ bầu còn gây ra các ảnh hưởng xấu như:

  • Khi mẹ cố gắng dùng lực để rặn, đưa chất thải ra ngoài dễ gây sảy thai, sinh non.
  • Các độc tố có trong phân như phenol, amoniac, indol… sẽ bị hấp thụ ngược nếu tồn đọng trong bụng quá lâu.
  • Mẹ sẽ cảm thấy khó chịu, dễ gây ra cáu gắt
  • Làm suy dinh dưỡng thai nhi, giảm sức đề kháng của con.

Nguyên nhân thai 38 tuần bị táo bón

Do sự thay đổi hormone trong cơ thể mẹ

Khi mang thai, mẹ bầu sẽ có những thay đổi về lượng hormone trong cơ thể. Lúc này, cơ thể mẹ sẽ sản sinh ra nhiều hormone giới tính giúp các cơ được thả lỏng. Tuy nhiên, việc thả lỏng này lại gây ra những tác động tiêu cực đến đường ruột. Mẹ sẽ bị cản trở trong việc đào thải các chất thải ra ngoài qua đường hậu môn.

Sự thay đổi hormone gây ra táo bón

Do sự phát triển của thai nhi

Ở tuần thứ 38 của thai kỳ, thai nhi phát triển rất nhanh để hoàn thiện các bộ phận trên cơ thể để chuẩn bị chào đời. Điều này cũng đồng nghĩa với việc thai nhi sẽ gây chèn ép vào tử cung của mẹ. Nó gây áp lực lên vùng chậu, khiến mẹ khó đi tiêu. Nếu mẹ bầu bị tăng cân nhanh, thiếu luyện tập thể thao thì tình trạng táo bón sẽ càng trầm trọng hơn ở cuối thai kỳ.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Chế độ ăn uống chưa cân bằng

Khi mẹ mang thai, sự thay đổi hormone trong cơ thể dễ dàng dẫn đến những thay đổi của vị giác trong thời kỳ mang thai. Điều này làm thay đổi thói quen ăn uống của mẹ, khiến mẹ thường ăn quá nhiều thực phẩm có chất sắt, protein… Lúc này, đường ruột của mẹ sẽ bị quá tải và không thể đào thải kịp. Điều đó gây ra tình trạng táo bón.

Thời điểm cuối thai kỳ, mẹ bầu thường bị kích thích đi tiểu nhiều. Từ đó dẫn đến mẹ cảm thấy ngại uống nước. Điều này càng dễ gây ra tình trạng táo bón cho mẹ bầu.

Cải thiện tình trạng táo bón ở mẹ bầu trong tuần thứ 38 của thai kỳ

Táo bón là một triệu chứng chứ không phải là bệnh. Vì vậy mẹ bầu có thể tránh được tình trạng táo bón bằng cách duy trì các thói quen sinh hoạt lành mạnh:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Uống đủ nước

Việc mẹ uống đủ nước là cách trị táo bón hiệu quả. Nước có tác dụng làm mềm phân, nếu phân không đủ nước thì sẽ dễ dàng bị khô cứng. Khi mang bầu, mẹ có thể uống 3 lít nước mỗi ngày. Hai thời điểm uống nước quan trọng trong ngày là sau khi mẹ thức dậy và trước khi mẹ đi ngủ vào buổi tối.

Uống đủ nước là cách phòng ngừa táo bón hữu hiệu

Tăng cường chất xơ cho cơ thể

Chất xơ có 2 loại là chất xơ hòa tan hấp thụ nước từ lòng ruột, giúp mềm phân, tạo cảm giác muốn đi tiêu. Đối với chất xơ không hòa tan, nó sẽ đi xuống thẳng ruột già. Điều đó giúp làm tăng khối lượng phân, giảm triệu chứng táo bón. Chất xơ có nhiều trong rau xanh, hoa quả như: bắp cải, rau cải xoăn, mận tím, kiwi, chuối chín, táo…

Mẹ nên ăn đa dạng các loại thực phẩm, không nên ăn một loại thực phẩm quá nhiều. Cũng nên ăn chậm, nhai kỹ và chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày. Mẹ cần tránh ăn các loại thực phẩm quá cay, nhiều gia vị.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tập thể dục

Bên cạnh chế độ ăn lành mạnh, mẹ cũng nên vận động cơ thể để hạn chế táo bón. Mỗi ngày mẹ có thể vận động khoảng 20-30 phút, tùy vào thể trạng của bản thân. Những môn thể thao thích hợp cho bà bầu như đi bộ, bơi lội, tập yoga.

Kết

Mẹ bầu mang thai 38 tuần bị táo bón thường có tâm lý ngại chia sẻ. Chính vì vậy mẹ cần thực hiện các biện pháp phòng tránh hoặc giảm thiểu triệu chứng táo bón. Táo bón ở mẹ bầu tuy không nguy hiểm. Tuy nhiên, nó sẽ sẽ gây ra nhiều bất tiện cho mẹ trong cuộc sống hàng ngày.

Nếu mẹ cảm thấy tình trạng táo bón của mình trở nên nghiêm trọng, lúc này mẹ cần phải đến gặp bác sĩ để có thể được khám chữa kịp thời, không gây ảnh hưởng xấu cho sức khỏe của mẹ và bé.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

Vũ Mỵ