Giải đáp tường tận thắc mắc bao nhiêu tuần thì thai nhi quay đầu

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Một trong những nỗi bận tâm, lo lắng của mẹ bầu trong những tháng cuối là bao nhiêu tuần thì thai nhi quay đầu. Bởi nếu bé yêu không quay đầu thì phần trăm cao phải sinh mổ hoặc phải sử dụng thủ thuật lấy thai.

Vậy chính xác thì bao nhiêu tuần thì thai nhi quay đầu? Những dấu hiệu thai nhi quay đầu là gì? Và mẹ bầu cần làm gì nếu bé yêu không chịu thay đổi vị trí trong những tuần cuối thai kỳ? Tất cả sẽ được giải đáp chi tiết ngay sau đây.

Bao nhiêu tuần thì thai nhi quay đầu?

Phần lớn thời gian từ lúc hình thành đến lúc phát triển đầy đủ các cơ quan, bộ phận, bé yêu sẽ nằm ở tư thế hướng mông về tử cung của mẹ. Nhưng đến thời điểm những tháng cuối gần ngày sinh thai nhi sẽ quay đầu lại để tạo ngôi thai thuận.

Bao nhiêu tuần thì thai nhi quay đầu để chuẩn bị chào đời

Tư thế ngôi thai thuận đầu bé sẽ hướng xuống phía xương chậu, còn gáy quay về phía bụng mẹ. Ở đúng vị trí này bé sẽ dễ dàng đi quá giúp quá trình chuyển dạ dễ dàng hơn, giảm biến chứng. Đồng thời giúp mẹ không quá đau đớn, hạn chế nhiều rủi ro.

Trái lại ngôi thai ngược là trường hợp bé không quay dầu, đưa mông về phía tử cung mẹ. Gần như 100% trường hợp này phải sinh mổ. Chính vì thế, bao nhiêu tuần thì thai nhi quay đầu là điều mẹ bầu cực kỳ quan tâm, lo lắng.

Theo các thống kê cũng như nghiên cứu khoa học thì khoảng thời gian mà thai nhi quay đầu là từ tuần thứ 28 đến tuần 36. Và thời gian này sẽ phụ thuộc khá nhiều vào việc số lần mang thai của người mẹ.

Nếu mang thai lần đầu bé yêu sẽ thường quay đầu vào tuần thứ 34-35. Với mẹ mang thai lần thứ 2 trở đi, thời gian quay đầu thường ở tuần thứ 36. Có trường hợp bé yêu quay đầu sớm hơn ở tuần 28-29.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vị trí thông thường của bé trong các tuần cuối thai kỳ

Thai nhi quay đầu mấy lần trong thai kỳ?

Đặc biệt có trường hợp thai nhi 26 tuần đã quay đầu. Theo các chuyên gia nếu bé quay đầu sớm, đúng vị trí gáy quay về bụng mẹ là dấu hiệu tốt. Nhưng nếu mặt bé quay ra ngoài thì cần theo dõi để có các biện pháp can thiệp trong các tuần cuối.

Ngoài ra có một thắc mắc thú vị là thai nhi quay đầu mấy lần trong thai kỳ. Trong bụng mẹ bé cực kỳ tăng động. Nhất là trong tam cá nguyệt thứ nhất và thứ 2, bé quay đầu, di chuyển khắp nơi. Nên số lần bé quay đầu trong thai kỳ là không thể đếm được.

Nhưng khi sắp đến ngày sinh thì bé phải quay đầu xuống đúng vị trí. Nếu qua quãng thời gian tuần thứ 38-39, bé sẽ không thể tự mình quay đầu do kích thước đã quá lớn so với tử cung.

Một lưu ý nữa mẹ cần nhớ là việc bao nhiêu tuần thì thai nhi quay đầu còn phụ thuộc nhiều yếu tố. Từ kích thước, cấu tạo khung xương chậu, cho đến vị trí nhau thai, cấu trúc tử cung…

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Những dấu hiệu cho thấy thai nhi đã quay đầu

Để biết chính xác rằng bé có ở vị trí ngôi thai thuận hay không thì cần có sự thăm khám, siêu âm của bác sĩ. Nhưng mẹ cũng có thể căn cứ vào một số dấu hiệu sau đây để biết bé đã quay đầu chưa:

  • Ấn nhẹ quanh xương mu nếu cảm thấy cứng và tròn thì đó có thể là phần đầu của bé. Để tránh nhầm lẫn với phần mông thì mẹ có thể thấy cảm nhận là mông bé sẽ mềm hơn.
  • Nhờ bố tìm và lắng nghe nhịp tim của bé yêu. Nếu nhịp tim phát ra từ bụng dưới thì có thể bé đã quay đầu rồi.
  • Ngoài ra mẹ có thể cảm nhận qua tiếng nấc và tiếng đập nhẹ ở phần bụng dưới. Còn phần bụng trên sẽ có những cú đạp mạnh từ đầu gối và chân của bé.

Mẹ bầu cần làm gì khi thai nhi không quay đầu?

Việc mẹ bầu lo lắng bao nhiêu tuần thì thai nhi quay đầu là điều rất dễ hiểu. Vì trường hợp ngôi thai ngược (bé nằm ngang hoặc mông hướng về tử cung) sẽ gây ra nhiều vấn đề:

  • Bị vỡ ối ngay khi bắt đầu có dấu hiệu chuyển dạ
  • Đau lưng dữ dội
  • Thời gian sinh kéo dài
  • Khó sinh phải can thiệp bằng các thủ thuật lấy thai để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé

Các kiểu ngôi thai ngược

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nếu sang tuần 35 thai nhi vẫn chưa quay đầu mẹ bầu nên thực hiện một số phương pháp sau:

  • Điều chỉnh tư thế ngồi đầu gối thấp hơn hông
  • Không nên ngồi quá lâu, cứ mỗi tiếng nên đứng lên đi bộ nhẹ nhàng khoảng 10 phút
  • Tập bò hàng ngày giúp ngôi thai thay đổi và dễ sinh nở hơn. Mỗi ngày mẹ nên dành khoảng 10 phút để tập.
  • Trong 3 tháng cuối chuyển sang tư thế nằm nghiêng bên trái để giúp bé yêu quay đầu dễ hơn. Và quan trọng là tư thế này sẽ giúp cung cấp dinh dưỡng, oxy cho bé tốt nhất.
  • Tập bài tập kết hợp chân, tay… theo hướng dẫn của chuyên gia để thai nhi quay đầu nhanh hơn.

Khi nào cần sự can thiệp của bác sĩ?

Nếu đến tuần 37 bé vẫn chưa quay đầu thì bác sĩ sẽ thực hiện  xoay ngôi thai bằng thuốc. Đây là phương pháp có tỉ lệ thành công cáo nhưng không phù hợp với mẹ bầu mang song thai, thiếu ối, nhau bám thấp…

Sử dụng biện pháp quay ngôi thai

Trên đây là những giải đáp chi tiết về thắc mắc bao nhiêu tuần thì thai nhi quay đầu. Lưu ý cuối cùng cho mẹ là nếu phát hiện ngôi thai ngược cần thăm khám và thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ. Và hãy giữ tâm trạng thoải mái, tránh lo lắng, căng thẳng quá mức. Chúc mẹ có thai kỳ khỏe mạnh và vượt cạn thành công.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Nguyenthi Huyen