Mẹ tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện có được hưởng chế độ thai sản không?

Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bảo hiểm xã hội tự nguyện có được hưởng chế độ thai sản không? Bảo hiểm xã hội tự nguyện ở VN chỉ cho hưu trí và tử tuất, không áp dụng chế độ thai sản. Bài viết sau đây sẽ đề cập rõ hơn đến các thắc mắc của thai phụ qua các thông tin:

  • Khái niệm và ý nghĩa của chế độ bảo hiểm thai sản
  • Tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện có được hưởng chế độ thai sản không?
  • Điều kiện để hưởng chế độ thai sản

Khái niệm và ý nghĩa của chế độ bảo hiểm thai sản

Đầu tiên, mọi người cần hiểu rõ khái niệm và ý nghĩa của chế độ bảo hiểm thai sản có vai trò như thế nào với phụ nữ mang thai. Chế độ bảo hiểm thai sản là một trong các chế độ của Bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm các quy định do Nhà nước ban hành nhằm bảo đảm thu nhập và sức khỏe cho người lao động nữ khi mang thai, sinh con, nuôi con nuôi sơ sinh, thực hiện các biện pháp tránh thai và cho lao động nam khi có vợ sinh con.

Chế độ bảo hiểm thai sản có vai trò rất quan trọng với các gia đình đang chuẩn bị chào đón các thiên thần nhỏ, đặc biệt là các gia đình không có điều kiện kinh tế vững chắc. Việc thai phụ cần phải ngừng thời gian lao động để sinh con và nuôi con trong giai đoạn sơ sinh có thể ảnh hưởng đến thu nhập của gia đình, vì vậy bảo hiểm thai sản tạo điều kiện cho lao động nữ thực hiện tốt chức năng làm mẹ và thực hiện công tác xã hội. Ngoài ra bảo hiểm thai sản còn tạo điều kiện cho lao động nam thực hiện nghĩa vụ khi có vợ sinh con. Và đặc biệt, như đã nói ở trên, việc hưởng bảo hiểm thai sản trong suốt quá trình quy định sẽ đảm bảo thụ nhập cho người lao động qua qua đó đảm bảo sức khoẻ và quyền được chăm sóc của trẻ sơ sinh.

Xem thêm:

Mẹ bầu có thể mua bảo hiểm thai sản khi đã có thai hay không?

(Nguồn: VnExpress)

Tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện có được hưởng chế độ thai sản không?

Hiện nay có hai hình thức tham gia bảo hiểm xã hội đang được pháp luật Việt Nam ghi nhận:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

1. Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia với mức đóng được quy định sẵn.

2. Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm do Nhà nước tổ chức mà người tham gia bảo hiểm được quyền lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với tài chính của mình mà không bị phụ thuộc bởi người sử dụng lao động.

Để trả lời cho câu hỏi “Đóng BHXH tự nguyện có được hưởng chế độ thai sản không?” thì cần làm rõ vài điểm sau:

(Nguồn: Người Lao Động)

Khi tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, người lao động chắc chắn sẽ được hưởng các chế độ sau:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

1. Chế độ ốm đau

2. Chế độ thai sản

3. Chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

4. Chế độ hưu trí

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

5. Bảo hiểm xã hội 1 lần

6. Chế độ tử tuất

7. Bảo hiểm thất nghiệp

Trong khi đó tại Khoản 2 Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội quy định người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sẽ được hưởng các chế độ:

a. Hưu trí

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

b. Tử tuất

Khoản 3 Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội cũng chỉ rõ: “Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.”

Vậy, với thắc mắc bảo hiểm xã hội tự nguyện có được hưởng chế độ thai sản không thì câu trả lời là không, vì người tham gia hình thức bảo hiểm xã hội này chỉ được chi trả chế độ hưu trí và tử tuất.

(Nguồn: Freepik)

Điều kiện để hưởng chế độ thai sản

Để làm rõ hơn cho vấn đề đóng bhxh tự nguyện có được hưởng chế độ thai sản không, người tham gia đóng bảo hiểm, đặc biệt là lao động nữ cần nắm rõ các điều kiện để hưởng chế độ thai sản.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Theo quy định tại Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và hướng dẫn của Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH, người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong 06 trường hợp sau đây:

1. Lao động nữ mang thai;

2. Lao động nữ sinh con

3. Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;

4. Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;

5. Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;

6. Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

Xem thêm:

Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 cũng quy định:

- Đối với lao động nữ sinh con, lao động nữ mang thai hộ, người mẹ nhờ mang thai hộ, người lao động nhận con nuôi dưới 6 tháng tuổi: Phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên trong vòng 12 tháng trước sinh hoặc nhận con nuôi.

- Đối với lao động nữ sinh con đã đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền: Phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 3 tháng trở lên trong thời gian là 12 tháng trước khi sinh con.

- Người lao động đủ cả 2 điều kiện trên mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước khi sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 6 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định.

Bảo hiểm xã hội tự nguyện có được hưởng chế độ thai sản hay không nay đã có lời giải đáp. Vậy với những người lao động đang đứng trước ngưỡng bước vào giai đoạn mang thai và sinh con cần tìm hiểu kĩ quy định của các hình thức đóng bảo hiểm xã hội để có sự chuẩn bị kĩ lưỡng nhất cả về thu nhập lẫn sức khoẻ cho thời kì quan trọng này.

Nguồn thông tin: Quyền lợi khi tham gia BHXH tự nguyện - baohiemxahoi.gov.vn

Xem thêm:

Bài viết của

hoanglan