Bạo hành trẻ em bằng lời nói: Những vết thương tâm hồn chẳng bao giờ lành

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bạo hành trẻ em bằng lời nói tuy không để lại những dấu vết rõ ràng trên cơ thể như đánh đập, hay bạo hành tình dục… Nhưng lại tác động lớn đến tâm lý, suy nghĩ, tính cách, tương lai sau này của con trẻ. Một số trường hợp đã xảy ra những tình huống đau lòng do người thân bạo hành bằng ngôn ngữ.

Tuy nhiên, thực tế không phải ai cũng biết mình đang là bạo hành trẻ em bằng lời nói và những hậu quả nghiêm trọng của việc làm này.

Những dấu hiệu “tố cáo” bạo hành trẻ em bằng lời nói

Bạo hành trẻ em bằng lời nói thường được thể hiện bằng những hành vi, ngôn ngữ như sau:

  • Luôn chỉ trích, chì chiết những sai lầm nhỏ của con một cách liên tục ngày này qua ngày khác. Thậm chí cả ở nơi đông người.
  • Việc la hét, lớn tiếng hoặc sử dụng từ ngữ không lịch sự để nói với con.
  • Bố mẹ đe dọa bằng lời nói, dọa phạt, không cho con ăn, không cho con đi ra ngoài… khi con làm sai việc gì đó. Hoặc muốn con nghe theo mệnh lệnh, yêu cầu của mình.
  • Con trẻ không được dạy phát biểu ý kiến. Mỗi lúc con muốn nói lên suy nghĩ của mình thì bị cho rằng là nói năng lung tung. Lâu ngày trở thành cảm giác bị đàn áp tinh thần từ bố mẹ, người lớn.
  • Chê bai, nói xấu trẻ trước mặt mọi người xung quanh, thậm chí bạn bè của con. Dẫn đến trẻ mặc cảm, tự ti, ngượng ngùng.
  • Hay so sánh con với những đứa trẻ khác như: Tại sao bạn đó làm được con không làm được, con xem con nhà người ta thế này thế kia… sẽ tạo cảm giác kém cỏi ám ảnh con.
  • Bố mẹ say xỉn, liên tục cãi nhau, mắng chửi nhau…đều là những hành vi bạo lực nghiêm trọng.
  • Một số cách nói thô lỗ và dễ tổn thương con sâu sắc như “Im ngay!”, hay “Con nít con nôi biết gì mà nói leo”…
  • Vu khống, đổ lỗi cho trẻ sẽ làm mối dây quan hệ giữa con với bố mẹ rạn nứt.

• La mắng, chỉ trích, so sánh con là một dấu hiệu bạo hành trẻ em bằng lời nói

Tác hại khôn lường khi bạo hành trẻ em bằng lời nói

Nếu như đánh đập, hay bạo hành tình dục khá rõ ràng. Nên nạn nhân, mọi người xung quanh thường nhận dễ nhận ra. Thì bạo hành bằng lời nói cha mẹ khó nhận thức mình đang ngược đãi con. Đôi khi con trẻ cũng không nhìn thấy mức độ nghiêm trọng của vấn đề.

Bạo hành trẻ em bằng lời nói gây lo lắng, trầm cảm, căng thẳng

Theo các nghiên cứu cho thấy, bạo hành trẻ em bằng lời nói có tác động lâu dài đến nạn nhân, bao gồm:

  • Lâu ngày sẽ khiến trẻ tin vào những điều rất tiêu cực về bản thân, cảm thấy mình yếu kém, không có năng lực, nhút nhát, không thể thành công ở bất kỳ lĩnh vực nào… Từ đó mọi yếu tố trong cuộc sống của nạn nhân như học tập, mối quan hệ và công việc sau này của trẻ đều bị ảnh hưởng xấu.
  • Trẻ bị bạo hành bằng lời nói bởi bố mẹ, người thân trong gia đình dễ gặp các vấn đề tâm lý như: Lo lắng, trầm cảm, rối loạn căng thẳng, gặp khó khăn trong giao tiếp, phát triển chậm về thể chất
  • Tâm lý trẻ con rất non nớt, nhất là ở độ tuổi dậy thì. Thực tế cho thấy, những lời nói vô tâm và hằn học đã dẫn đến những tình huống đau lòng. Con trẻ tự giải thoát trước áp lực quá lớn từ bố mẹ.
  • Không ít trẻ lì lợm, đối đầu với bố mẹ và thường xuyên đánh mất cảm xúc, khó kiểm soát.
  • Tạo tâm lý ức chế, giải tỏa bằng cách đối xử tàn nhẫn với người nhỏ tuổi hơn, động vật,… Hoặc làm những chuyện trái pháp luật.

Lời khuyên dành cho các bậc làm cha mẹ      

Bạo hành các bé bằng lời nói ảnh hưởng tới tính cách, tâm lý và tương lai của con cái. Do đó, các bậc phụ huynh nên cẩn trọng lời nói của mình khi tức giận, thông cảm với con… Tránh  vô tình gây ra vô số tổn thương khó chữa lành mà không hề biết.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Đồng thời, hãy có cái nhìn thấu đáo hơn về mọi mặt. Chú ý phản ứng của cơ thể để bình tĩnh lại, có cách cư xử tôn trọng và đúng mực hơn, giúp con yêu của mình phát triển tốt mọi mặt, kể cả tâm sinh lý.

Các bậc làm cha mẹ tránh bạo hành trẻ em bằng lời nói

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tốt nhất, cha mẹ cần yêu thương con cái vô điều kiện bằng tất cả khả năng và sự nhân ái của mình. Tuyệt đối, đừng bao giờ làm mọi điều thỏa mãn nhu cầu cảm xúc của bản thân mà quên đi sự quan tâm đến tâm trạng, cảm xúc và suy nghĩ của con.

Tóm lại, con cái lớn lên thành người như thế nào, tất cả phụ thuộc vào mối quan hệ của chúng với cha mẹ. Mong rằng qua bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu thế nào là bạo hành trẻ em bằng lời nói. Những hậu quả nghiêm trọng của việc làm này, từ đó có hướng khắc phục kịp thời.

Xem thêm: 

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Nguyenthi Huyen