Bà bầu có ăn được bột sắn dây không? Sử dụng như thế nào mới hiệu quả là những thắc mắc của nhiều mẹ bầu.
Lợi ích khi bà bầu ăn bột sắn dây
Ngăn ngừa táo bón
Bột sắn dây cung cấp chất xơ tích cực giúp ruột hoạt động tốt hơn, giúp bà bầu cải thiện chứng táo bón một cách hiệu quả. Vì vậy, hàng ngày bà bầu nên thêm thức uống này vào chế độ ăn uống của mình.
Hạn chế ăn mòn dạ dày
Khi bà bầu bổ sung các loại trái cây, rau quả trong ngày với số lượng lớn hoặc sử dụng thực phẩm có chứa nhiều vitamin C sẽ khiến cho lượng axit trong dạ dày bị dư thừa. Từ đó gây ra sự ăn mòn thành dạ dày, làm mỏng niêm mạc dạ dày, lâu ngày có thể làm viêm, loét dạ dày.
Bổ sung thêm bột sắn dây vào thực đơn là cách an toàn để trung hòa lượng axit trong dạ dày của bà bầu. Từ đó, giúp các mẹ bầu cải thiện rõ rệt tình trạng bị viêm, loét dạ dày.
Giảm viêm họng, giảm ho
Bột sắn dây lành tính, có tác dụng làm giảm các triệu chứng khó chịu khi bà bầu bị viêm họng. Nhất là khi thời tiết chuyển mùa, việc giữ ấm cổ là rất cần thiết, cùng với đó, bà bầu nên uống bột sắn dây để giảm các tổn thương vùng cổ họng.
Giúp hạ huyết áp
Với những phụ nữ có thai có huyết áp cao, huyết áp không ổn định thì bột sắn dây sẽ phát huy tác dụng tích cực giúp làm giảm huyết áp và cân bằng huyết áp.
Trong trường hợp này, bà bầu có thể hòa bột sắn dây uống sống mà không cần nấu thành bột.
Giúp làm đẹp da
Để cải thiện làn da bị xỉn màu, trở lên khô ráp, bà bầu có thể sử dụng thêm bột sắn dây vừa uống vừa làm mặt nạ đắp rất hiệu quả.
Phụ nữ mang thai nếu thường xuyên bị nóng trong người gây phát ban, nổi mụn thì nên uống bột sắn rất tốt. Thức uống này làm thanh mát cơ thể, đặc biệt trong những ngày hè nóng bức.
Cung cấp vitamin B
Theo nhiều nghiên cứu cho thấy tác dụng của loại Vitamin này trong việc ngăn ngừa các dị tật về ống thần kinh ở thai nhi, hạn chế bị dị tật bẩm sinh.
Cách pha bột sắn dây không phải ai cũng biết
Pha bột sắn dây dạng đặc sệt
Cách pha bột sắn dây này thích hợp với các mẹ đang bị nóng, sức khỏe bình thường. Cho 2 muỗng canh bột sắn dây, 1 muỗng cà phê đường và 3 thìa súp lọc vào khuấy cho bột tan ra. Sau đó mới cho nước nóng vào và khuấy đều tay đến khi vừa uống. Lưu ý khi nước đủ rồi vẫn tiếp tục khuấy thêm một lúc nữa để bột không vón cục. Có thể thêm đá tùy ý.
Chè mè đen bột sắn dây
Mè đen rang thơm. Để mè nguội hẳn thì cho vào máy xay sinh tố xay nhiễn, mịn. Rang chín bột gạo nếp, để nguội rồi cũng mang xay hoặc giã. Cho bột sắn dây vào 1 chiếc tô, thêm nước, khuấy tan hoàn toàn.
Trong một lần nấu, tỉ lệ pha bột: 1 muỗng bột nếp, 1 muỗng bột sắn dây, 2 muỗng vừng đen, 2 muỗng đường và 1 chén tô nước.
Cho hỗn hợp lên bếp, đun nhỏ lửa, vừa đun vừa dùng đũa quấy đều. Đun cho đến khi nào nước không còn màu trắng nữa, chuyển sang màu đen hoàn toàn là được.
Những trường hợp bà bầu không nên uống bột sắn dây
Vậy mẹ bầu đã biết bà bầu có ăn được bột sắn dây không rồi. Tuy nhiên, trong trường hợp mẹ bầu có biểu hiện mệt mỏi, tay chân và cơ thể lạnh thì không nên uống bột sắn dây. Vì nó có tính hàn, khi hấp thụ vào cơ thể sẽ khiến bệnh lý nặng hơn, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Có thể gây ra tác dụng với thuốc chống tiêu chảy và thuốc nhuận tràng. Thai phụ cần tham khảo ý kiến bác sĩ khi sử dụng kết hợp.
Mẹ bầu có dấu hiệu động thai kèm theo triệu chứng co bóp dạ con thì tuyệt đối không hấp thụ các món ăn, thức uống liên quan đến bột sắn.
Mỗi ngày mẹ bầu chỉ nên uống 1 cốc bột sắn chín và có thể thêm một chút đường để tăng vị giác.
Mẹ bầu cũng không nên ăn sắn dây luộc. Bởi chất axit cyanhydric có trong sắn dây luộc nhiều sẽ dễ dẫn tới rồi loạn tiêu hóa, nặng hơn là ngộ độc thức ăn. Chất này thường tập trung nhiều ở lớp vỏ và 2 đầu cử sắn nên khi ăn bột sắn dây sẽ không ảnh hưởng nhiều.
Xem thêm
- Bà bầu ăn gì cho mát và dễ sinh con?
- Uống gì để sinh nhanh và bớt đau? Mẹ bầu nên xem ngay 8 mẹo này!
- 10 cách đập tan nỗi lo của mẹ bầu khi bị ợ nóng trong thai kỳ