Bà bầu bị ngứa ở tay chân: nguyên nhân và cách khắc phục

Bà bầu bị ngứa ở tay chân: nguyên nhân là gì? Đây có phải là triệu chứng bình thường hay bệnh lý? Khi nào mẹ bầu thì cần đi khám?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bà bầu bị ngứa ở tay chân là tình trạng thường gặp ở phụ nữ có thai. Đa số trường hợp bị ngứa khi mang thai là lành tính không ảnh hưởng tới sức khỏe chỉ gây mất thẩm mỹ và cảm giác khó chịu. Tuy nhiên có số ít trường hợp do nguyên nhân bệnh lý có thể ảnh hưởng tới sức khỏe bà bầu và thai nhi.

Nội dung bài viết:

  • Nguyên nhân phụ nữ mang thai bị ngứa ở tay chân
  • Tình trạng này có nguy hiểm không?
  • Cách giảm ngứa cho bà bầu
  • Phòng ngừa tình trạng ngứa tay chân thế nào?

Vì sao bà bầu bị ngứa ở tay chân khi mang thai?

Theo thống kê có đến 40% bà bầu bị nổi mẩn ngứa ở chân. Tình trạng này thường biến mất sau khi sinh.

Nhiều phụ nữ có thai vào giai đoạn mùa hè thường lầm tưởng đây là hiện tượng dị ứng thời tiết hoặc do quá nóng mà phát ban. Thực chất ngứa chân tay lại liên quan mật thiết đến nội tiết. Các nguyên nhân gây ra ngứa khi mang thai bao gồm:

  • Sự thay đổi hormone estrogen: tăng hormone estrogen dẫn đến tuyến nhờn dưới da hoạt động mạnh mẽ. Nếu da không kịp đào thải sẽ gây bít lỗ chân lông, gây ngứa chân tay, viêm da. Dấu hiệu này có thể biến mất tự nhiên sau khi sinh.
  • Những yếu tố như bà bầu có tiền sử da khô, mắc chứng chàm hoặc tình trạng dị ứng thì khi mang thai có thể gây ngứa.
  • Viêm da bọng nước: bệnh này xuất hiện khoảng tuần thứ 20 của thai kỳ. Lúc đầu, có thể thấy những mảng mề đay, mụn nước mọc ở quanh rốn, đùi. Sau đó, những mụn nước này xuất hiện ở vùng lưng, bàn tay, bàn chân...
  • Viêm nang lông trong thai kỳ: thường gặp ở 3 tháng cuối thai kỳ, biểu hiện là dát sẩn đỏ ở nang lông, ngứa. Có một số trường hợp bị viêm nang lông do sử dụng dầu dừa để bôi vùng da rạn.
  • Mồ hôi ra nhiều cũng gây ra tình trạng ngứa da tay chân.

Bạn có thể chưa biết:

Nguyên nhân bà bầu bị ngứa bụng và cách khắc phục cần dùng thuốc

Ngứa ở tay chân khi mang thai có nguy hiểm không?

Nguyên nhân chính gây ra việc bà bầu bị nổi mẩn ngứa ở chân là do sự thay đổi hormone. Bên cạnh đó, việc lớn dần lên của tử cung do sự phát triển của thai nhi sẽ khiến các vùng da trên cơ thể bị khô.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Tình trạng ngứa làm mẹ bầu khó chịu (Nguồn ảnh: vinmec)

Những vùng da bị căng như bụng, bắp đùi và bàn chân dẫn đến ngứa ngáy, khó chịu thậm chí phát ban ra ngoài. Một số nguyên do khác như mẹ tiếp xúc với các sản phẩm gây mẩn ngứa da hoặc các vết ngứa lây lan từ vị trí khác trên cơ thể.

Nếu mẹ bầu chỉ bị ngứa da thôi thì không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, khi tình trạng ngứa da kèm theo các triệu chứng buồn nôn, mệt mỏi vào giai đoạn cuối thai kỳ là dấu hiệu của bệnh ứ mật. Bệnh này là mối nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Ứ mật là do dịch tiêu hóa ở gan của bạn đang bị suy yếu khiến cơ thể khó hấp thụ Vitamin. Đồng thời các chất dư thừa trong máu có thể gây độc cho bé dẫn đến trẻ khó thở khi sinh hay thậm chí là tử vong. Khả năng tái phát của bệnh là khá cao trong những lần mang thai kế tiếp.

Mách bà bầu cách giảm ngứa cho tay chân

Biểu hiện của ngứa chân tay khi mang thai còn được thể hiện dưới dạng những vùng da sần đỏ, có thể có chứa nhân trắng bên trong và sẽ trở nên trầm trọng nếu sản phụ can thiệp bởi các động tác như: cạy, cào hay gãi.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Do đó, để giảm ngứa chân tay khi mang thai chính là việc hạn chế sờ vào những vùng da bị ngứa này. Đồng thời, hãy nên áp dụng các cách khắc phục và giảm bị ngứa đơn giản như gợi ý dưới đây.

Dùng thuốc thoa theo hướng dẫn

Thuốc thoa là biện pháp mà đa số chị em thường áp dụng để cải thiện cảm giác ngứa ngáy khó chịu. Nhưng trước khi thực hiện biện pháp này, chị em cũng cần tham khảo ý kiến bác sĩ để tư vấn về sản phẩm an toàn cho làn da và sức khỏe.

Dùng baking soda giảm ngứa

Không chỉ là bột làm bánh, tác dụng của baking soda còn giúp giảm ngứa tay chân hiệu quả. Bạn hãy hòa bột baking soda với nước rồi thoa lên vùng da hay bị ngứa. Thực hiện đều đặn để thấy kết quả.

Bạn có thể chưa biết:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bà bầu bị ngứa nổi mụn nước có nguy hiểm không?

Dùng nha đam trị mụn nước

Nha đam có tác dụng hiệu quả trong điều trị nổi mụn nước ở chân. Chất dịch chiết xuất từ phần nhựa trong của nha đam chứa hàm lượng cao axit folic; vitamin B, kẽm, magie cùng tinh chất kháng khuẩn. Nha đam giúp loại bỏ nổi mụn nước và xoa dịu những tổn thương do mụn để lại.

Nha đam giảm ngứa hiệu quả (Nguồn ảnh: unsplash)

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Biện pháp ngăn ngừa giảm ngứa tay chân khi mang thai cho bà bầu

Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Thị Phương Loan - Bác sĩ Sản phụ khoa - Khoa sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng khuyên chị em nếu bị ngứa tay chân hoặc các vị trí khác trên cơ thể thì nên:

  • Không nên cào, gãi nhiều khi bị ngứa. Việc gãi chỉ càng làm cho lớp da bị ngứa tổn thương, dẫn đến kích thích gây ngứa hơn, thậm chí gây bội nhiễm, nhiễm trùng
  • Nên vệ sinh thân thể thường xuyên, đúng cách, tắm với yến mạch cũng làm giảm bớt cơn ngứa và nên tránh các loại sữa tắm, xà phòng có độ PH cao. Không tắm nước nóng và ngâm quá lâu sẽ gây phản tác dụng.
  • Nên mặc quần áo rộng, thoáng mát để thấm hút mồ hôi, tạo cảm giác thoải mái. Không mặc quần áo quá chật vì sẽ khiến cho tình trạng thêm tồi tệ hơn.
  • Nấu nước lá cây để tắm giúp hạn chế nhiễm trùng và xoa dịu cơn ngứa. Một số loại lá cho bạn tham khảo như lá trà xanh, lá kinh giới, lá bưởi...
  • Dùng kem dưỡng ẩm cho bà bầu. Cách này sẽ giúp duy trì độ ẩm cho da, giảm tình trạng da khô gây ngứa ngáy. Sử dụng kem dưỡng có chứa nha đam, bơ, ca cao, vitamin E sẽ tốt cho làn da mẹ bầu.
  • Tăng cường chế độ ăn uống giàu vitamin A, khoáng chất từ rau củ và trái cây. Đóng vai trò quan trọng giúp mẹ bầu giảm ngứa hiệu quả.

Chế độ ăn giàu vitamin giúp mẹ giảm ngứa (Nguồn ảnh: unsplash)

Bà bầu bị ngứa ở tay chân trong những tháng đầu thường không có vấn đề gì nghiêm trọng. Bạn có thể giảm bớt ngứa ngáy bằng các biện pháp trên mà không cần dùng thuốc. Khi tình trạng này kéo dài vào cuối thai kỳ bạn thăm khám bác sĩ sớm nhé.

Nguồn tham khảo: Vì sao bạn bị ngứa khi mang thai - Vinmec

Xem thêm:

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác.

Bài viết của

Anh Nguyen