Bà bầu bị nghẹt mũi hắt hơi kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Nguyên nhân và biện pháp trị liệu để mẹ bầu và thai nhi luôn khỏe mạnh.
Khi mang bầu nếu không được chăm sóc kĩ lưỡng sẽ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe. Nó có thể khiến hệ miễn dịch bị giảm sút và gây ra nhiều bệnh lý. Khi thời tiết thay đổi mẹ bầu thường nghẹt mũi, hắt hơi.
Điều này làm các mẹ lo lắng không biết nó có ảnh hưởng đến thai nhi hay không. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về vấn đề này nhé!
Nguyên nhân bà bậu bị nghẹt mũi hắt hơi
Theo các nghiên cứu có khoảng 30% phụ nữ mang thai bị viêm mũi. Hay còn gọi là viêm mũi thai kì. Thông thường mẹ bầu dễ mắc tình trạng này ở tuần 13 đến tuần 21.
Phần lớn nguyên nhân gây ra tình trạng trên là do đường hô hấp bị ảnh hưởng do tác nhân môi trường. Các tác nhân này như: bụi bẩn, thời tiết, phấn hoa hoặc những bệnh lý như cảm cúm, viêm xoang,…
Ngoài ra, tình trạng này xảy ra còn do sự thay đổi nội tiết tố của mẹ bầu. Lượng hooc môn estrogen tăng quá mức khiến niêm mạc mũi bị sưng, tạo ra nhiều chất dày dạng đặc. Thêm vào đó, lưu lượng máu tăng cao khiến các mạch máu nhỏ trong mũi sưng lên.
Nghẹt mũi, hắt hơi và các triệu chứng khiến mẹ bầu khó chịu.
Cảm cúm:
Trước khi bị nghẹt mũi, mẹ bầu sẽ bị hắt hơi liên tục. Kèm theo đó là cổ họng bị đau rát và ho xảy ra. Thân nhiệt của mẹ bầu sẽ nóng lên và có thể gây ra sốt. Nếu xảy ra các triệu chứng đó có thể mẹ bầu đã bị cảm.
Viêm xoang:
Nghẹt mũi, đau đầu kéo dài cộng với hai hốc mắt bị đau có thể mẹ bầu đã bị viêm xoang. Dịch tiết ra ở mũi do bị viêm xoang thường có màu vàng hoặc xanh.
Dị ứng thai kì:
Có thể mẹ bầu bị hắt hơi do dị ứng. Tình trạng này mẹ thường hắt hơi dài từng cơn, xảy ra trong nhiều giờ. Nước mũi có đặc điểm trong, nhiều, nhưng không hoen ố. Mũi bị nghẹt, ngứa, đầu nhức và đôi khi có cảm giác căng ở vùng xoang mặt.
Ngoài ra mẹ còn cảm thấy ngứa mắt, tai và họng. Nguyên nhân có thể là do nước hoa, lông chó mèo, thuốc, phấn hoa… Dù trước khi mang thai, mẹ bầu không hề dị ứng với các tác nhân này.
Hiện tượng dị ứng thai kì thường khó dự đoán. Sau khi xuất hiện, tình trạng bệnh có thể đỡ chút ít hoặc trở nặng. Cho nên các mẹ bầu nên đặc biệt chú ý.
Bà bầu bị nghẹt mũi hắt hơi ảnh hưởng như thế nào đến thai nhi?
Nếu mẹ bị nghẹt mũi do viêm mũi thai kỳ thì tình trạng này không ảnh hưởng nhiều đến thai nhi. Tuy nhiên, tình trạng này kéo dài cộng với các triệu chứng khác sẽ làm sức khỏe mẹ suy giảm. Từ đó làm ảnh hưởng gián tiếp đến thai nhi trong bụng nếu không chữa trị sớm.
Sổ mũi kèm các dấu hiệu khác như nghẹt mũi, đau đầu dẫn tới các biến chứng khá nguy hiểm. Các biến chứng này có thể khiến thai nhi bị dị tật, sinh non, sảy thai,…
Các nhà khoa học cho rằng sức khỏe của mẹ ảnh hưởng rất nhiều đến thai nhi trong bụng. Trong 3 tháng trước khi mang thai và 3 tháng đầu thai kỳ, nếu mẹ bị cảm sốt sẽ gây nguy cơ dị tật bẩm sinh ở trẻ. Tỷ lệ này chiếm 11,2%, đặc biệt là dị tật về tim.
Ho và hắt hơi thường xuyên cũng ảnh hưởng không tốt đến thai nhi. Khi ho và hắt hơi sẽ tác động lên vùng bụng. Nguy cơ làm động thai cũng như xảy thai có thể xảy ra. Tuy tình trạng này hiếm gặp nhưng các mẹ cũng nên lưu ý để đảm bảo an toàn cho thai.
Bên cạnh đó khi hệ miễn dịch suy giảm, nhất là đường hô hấp, vi khuẩn dễ xâm nhập hơn. Từ đó có thể gây nhiễm trùng bào thai và suy giảm dinh dưỡng ở trẻ sơ sinh.
Biện pháp giúp mẹ bầu hết bị nghẹt mũi hắt hơi
Để trị dứt điểm tình trạng trên mẹ bầu nên phối hợp sử dụng các cách sau:
Rửa và nhỏ nước muối
Mẹ bầu có thể sử dụng nước muối để rửa và nhỏ. Điều này giúp tẩy sạch vi khuẩn bám vào. Nhưng mẹ bầu cần lưu ý không nên sử dụng muối tự pha mà nên dùng muối sinh lý.
Bên cạnh đó, ta cũng có thể dùng hỗn hợp muối và baking soda. Nó cũng có tác dụng làm sạch và thông mũi.
Xông hơi
Một trong những gợi ý đơn giản và hiệu quả nhất là hãy xông hơi. Mẹ bầu có thể cho vào nước xông hơi một ít thảo dược hoặc chanh và sả. Nó vừa có tác dụng làm đẹp da vừa thông mũi giúp mẹ bầu hết nghẹt mũi nhanh chóng.
Uống trà gừng
Đặc tính tự nhiên của gừng là chống viêm. Vì vậy mẹ có thể dùng một ít trà gừng pha chút mật ong. Trà gừng và mật ong sẽ là lựa chọn hoàn hảo giúp làm ấm nóng các cơ quan hô hấp. Nhờ đó, mẹ sẽ đẩy lùi được tình trạng nghẹt mũi.
Hãy tập thể dục chăm chỉ
Không gì tốt hơn nếu có một sức khỏe tốt. Nó không những làm tăng sức đề kháng, mà còn cho mẹ một cơ thể khỏe mạnh. Những bài tập nhẹ nhàng hoặc đi bộ sẽ có tác dụng thông mũi, hạn chế nghẹt. Hãy tập thể dục thường xuyên
Ngoài ra khi bà bầu bị nghẹt mũi hắt hơi cần chú ý đi khám sức khỏe định kì và nên tìm đến bác sĩ khi cần thiết. Không nên tự ý sử dụng thuốc khi không có hướng dẫn từ bác sĩ.
Thật tuyệt vời khi mẹ bầu có một sức khỏe tốt để nuôi thai khỏe mạnh. Vì vậy, mẹ cần chú ý nhiều hơn tình trạng của mình trong suốt quá trình mang thai. Chúc mẹ và bé sẽ thật khỏe mạnh với những lưu ý trên nhé!
Xem thêm:
- Khi cảm lạnh mẹ bầu cần lưu những điều này nếu không muốn thai nhi bị dị tật
- Mẹ bầu bị hen phế quản – Thai nhi liệu có bị ảnh hưởng không?
- 16 bệnh thường gặp khi mang thai mẹ bầu cần biết