Tại sao lại tạo áp lực học tập cho con? Tất cả là vì con – vì muốn con có một cuộc sống tốt đẹp hơn, vì muốn con phải sung sướng hơn cuộc đời ba mẹ, và chung quy là ước mơ của ba mẹ sẽ thời gian hóa thành ước mơ cuộc đời của con, dù không thành thì ba mẹ cũng sẽ ép vào để thành.
Có phải đặt áp lực học tập cho con là sai lầm?
Áp lực thường là động lực cho sự nỗ lực, cố gắng đạt được mục tiêu mình đặt ra. Xét tích cực, áp lực học tập lành mạnh rất cần thiết để con trẻ yêu thích việc học, đặt mọi sự tập trung cho việc học. Cha mẹ đặt áp lực vừa phải giúp con đạt được mục tiêu, hỗ trợ và động viên con rất nhiều. Áp lực lành mạnh là khi trẻ được làm công việc, được học môn mình yêu thích, hứng thú và có thêm động lực để học tập và làm việc.
Ngược lại, áp lực không lành mạnh bắt nguồn từ nhu cầu của cha mẹ, buộc con làm những gì mình kỳ vọng, và hoạt động này không phải sở thích, nhu cầu của con trẻ. Vấn đề hiện nay phổ biến tại Việt Nam. Cha mẹ đầu tư cho con theo học các trường hàng đầu mà trước đây mình không có khả năng theo học, mong ước con đỗ vào đại học hàng đầu, làm việc lương cao ổn định, ép con thực hiện ước mơ của ba mẹ.
Cha mẹ thường tạo áp lực học tập và quyết định thay cho trẻ và muốn trẻ thực hiện những điều mà cha mẹ chưa thực hiện được.
Nỗi sợ con thua bạn kém bè như mình ngày trước, cha mẹ tạo mọi điều kiện để bù đắp cho con, và khi kỳ vọng quá nhiều vào con thì áp lực đặt lên vai con là đương nhiên. Họ nghĩ mình có quyền định đoạt cuộc sống của con, quyết định thay cho con.
Áp lực học tập tác động tiêu cực lên trẻ teen
Trẻ tiểu học từ 6 – 8 tuổi chưa có sự ganh đua cạnh tranh trong điểm số, nhưng càng về cuối cấp tiểu học, trẻ càng có tham vọng chiến thắng bạn trong kết quả học tập, sợ bị thua sút, sợ bị so sánh. Áp lực học tập tác động bất lợi đến trẻ vì trẻ cảm thấy bị căng thẳng và cảm thấy tương lai bất định. Cạnh tranh để có kiến thức tốt là động lực cho con trẻ, nhưng cạnh tranh để giữ vị trí cao trong lớp tạo tâm lý nặng nè đè nặng trẻ tuổi tween. Thậm chí, khi đã ở vị trí đẫn đầu, con vẫn hoang mang sợ không giữ được thành tích này.
Gia tăng căng thẳng, lo âu
Sự căng thẳng liên tục, cộng với việc tập trung cho việc học mà coi nhẹ các hoạt động ngoại khóa, giảm bớt sở thích, đam mê sẽ tác động xấu đến thần kinh của trẻ. Trẻ có cảm giác tiêu cực đối với chuyện học hành, một vài trẻ học hành sa sút hơn khi có quá nhiều áp lực, thậm chí mắc trầm cảm, lo âu hoặc là tự tử.
Hình ảnh tiêu cực về bản thân
Thái độ bất cần và buông bỏ
Đọc thêm các bài có liên quan
- Học để sống, không phải để chết: Sức khoẻ và điểm số – điều gì quan trọng hơn?
- Kỹ năng học tập – Mẹ rèn được những kỹ năng này, con học cực nhàn!
- Ba mẹ có nên ép con học tiếng Anh khi còn nhỏ hay để mọi thứ tự nhiên?