Các cung bậc cảm xúc của nàng dâu mới ăn tết nhà chồng

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Ăn Tết nhà chồng là trải nghiệm không bao giờ quên của những cô dâu mới. Hãy cùng nghe những mẫu chuyện của các chị em trong cộng đồng theAsianparent về kỉ niệm này. Và bí quyết để chuẩn bị tinh thần tốt nhất cho nàng dâu mới.

Các cung bậc cảm xúc nhiều nàng dâu mới phải trải qua khi ăn Tết nhà chồng năm đầu

Những ngày cuối năm thường là “mùa cao điểm” của những lễ cưới vì thời khắc đẹp. Và đối với những chị em mới cưới trong khoảng thời gian này thì nhiều khả năng Tết sắp tới là ngày ăn Tết nhà chồng đầu tiên.

Tuỳ vào mỗi người, mỗi hoàn cảnh thì những cung bậc cảm xúc sẽ khác nhau và rất ra đa dạng. Nhưng nhìn chung, có  trạng thái tâm lý đa số cô dâu mới đều trải qua khi Tết đầu làm dâu.

Cảm giác nhớ nhà ba mẹ đẻ vào lần ăn Tết nhà chồng đầu tiên

Theo phong tục châu Á, thường khi kết hôn, người con gái sẽ cùng chung sống với gia đình chồng. Cảm giác nhớ nhà, nhớ mái ấm nơi nhà ba mẹ đẻ chắc chắn sẽ ùa về trong những ngày tháng đầu làm dâu, cho dù nhà chồng có đối xử tốt như thế nào.

Và tâm trạng ấy càng rõ hơn với những cô dâu cưới ngay trước Tết. Ngày Tết khi cả nhà chồng sum vầy để cùng nhau dọn đẹp hay vui đùa, các nàng dâu mới bấc giác bồi hồi nhớ lại những khoảnh khắc hạnh phúc và thiêng liêng ở nhà những ngày cận Tết và trong Tết.

Như lời chia sẻ của chị Mai Thuy Dung (hiện có 1 bé trai) trên công đồng theAsianparent chia sẻ: “Nhìn gia đình em chồng, xe máy tay xách bánh xách gà tay cầm quất xuống nhà ngoại chúc Tết, mà mình nhớ nhà da diết. Nếu lúc này nhà, mình chắc đang cùng em gái em trai đứa lau bàn thờ tổ tiên, đứa lau bàn ghế, đứa quét vôi ve sơn sa lau dọn lại nhà ca và cả ba đều thích vừa làm vừa nhảy theo bản nhạc yêu thích quen thuộc, hai đứa em thi thoảng lại chí chóe, đứa nọ chi đứa kia không thuộc lời bài hát mà cũng cứ chế ba lăng nhăng ... Tất cả những kỷ niệm ấy trong thoáng chốc hiện về rõ như vừa mới hôm qua. Nhớ nhà, nhớ bà nhớ bố mẹ nhớ các em thật nhiều, ngẩn ngơ vào phòng đóng kín ca, ngồi ngắm lại những bức hình gia đình mà nước mắt cứ chực lăn xuống, nghe bài " Xuân này con không về" Quang Lê hát lại càng muốn khóc to hơn..”

Trạng thái tâm lý tủi thân hay cô độc

Không như ở nhà, mọi việc sẽ được san sẻ cho nhau. Hay thậm chí ba mẹ thương mình sẽ cho cô con gái rượu ngủ nướng một chút, lười một chút để nghỉ ngơi sau một năm làm việc vất vả. Và thế là ngoài cảm giác thoang thoáng buồn, thì trạng thái tâm lý tủi thân khi phải một mình chuẩn bị hầu hết mọi thứ khi về nhà chồng cũng không tránh khỏi.

Như chị Diễm - mẹ của bé Phúc An chia sẻ "Mọi năm đều hóng tới tết nhưng năm nay thì ngược lại.. đây là năm đầu tiên mình ăn tết nhà chồng mà không về nhà ngoại cảm giác buồn tủi vô cùng... làm dâu cả trong nhà mọi thứ từ bánh kẹo, thịt thà...tất tần tật từ những thứ nhỏ nhất một mình mình phải tự thu xếp dọn dẹp hết…chưa tới tết mà muốn kiệt sức luôn rồi…ngay lúc này đây chỉ ước mình nhỏ bé trở lại để được trong vòng tay của ba mẹ mà không phải suy nghĩ mọi thứ nhiều như lúc này…”

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Một vài chị em tuy không phải tất bật lo việc nhà cửa, nhưng do chồng công tác hay tất bật lo toan việc cơ quan những ngày cuối năm nên tâm trạng cô đơn cũng sẽ ập đến.

Mẹ Mina - hiện có 2 cô công chúa tâm sự: “Ăn tết nhà chồng năm đầu tiên lúc đó mình sinh mới được 1 tháng nên không được đi đâu hết. nhưng bù lại nhà chồng lại làm 1 con heo, nấu bánh tét dù không bên cạnh gia đình mình như mọi năm cũng khá buồn. Chồng mình thì bận bịu công việc cũng không bên cạnh. Được cái mẹ chồng bên cạnh nói chuyện chia sẻ nên cũng rất vui.”

Khác biệt về phong cách/văn hoá khi ăn Tết nhà chồng

Tuy cùng chung mảnh đất Việt Nam nhưng chắc chắc chắn mỗi vùng miền và thậm chí ở mỗi gia đình nếp sinh hoạt và văn hoá cũng khác nhau. Lần đầu ăn Tết nhà chồng, nhất là nếu mới kết hôn thì cô dâu mới chắc chắn chưa biết/hiểu hết văn hoá hoặc/và chưa quen với những thay đổi này.

Chị Binh Nhi tâm sự rằng: "Năm đầu ăn tết ở nhà chồng tưởng vui lắm! Ai ngờ buồn hơn ở quê mẹ. Đi chúc tết ở quê nhà mẹ chồng đi bộ tới từng nhà các bác các chú, gặp ai là chúc mừng rất rôm rả. Bên chồng mình chúc tết lao xe máy vù vù chả thấy có không khí tết gì cả. Phi xe chúc tết vài nhà là hết, hôm sau là về quê ngoại chúc tết. Cảm giác năm đầu ăn tết ở nhà chồng thất vọng ghê luôn. Mong sang năm mới tết Tân Sửu tết vui vẻ sung túc hơn năm trước."

Hân hoan khi được chồng và ba mẹ chồng sẻ chia

Tuy những cảm xúc tiêu cực chắc chắn có thể đến, nhưng không phải vì thế lúc nào ăn Tết nhà chồng không có niềm vui. Rất nhiều chị em may mắn, hay tự chủ động tạo dựng niềm vui cũng có, để cái Tết tại nhà mới trọn vẹn nhất có thể.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Hoà chung niềm vui ấy, chị Pa Ri (mẹ của bé Pari) hạnh phúc nhớ lại “Mình may mắn gặp được người chồng tâm lý và thương yêu vợ và gia đình có chồng bên cạnh chia sẻ vui cười mỗi ngày nên mình cảm thấy thật tuyệt vời và không thấy tủi thân. Bố mẹ chồng cũng rất quan tâm và thoải mái nên mình có cảm giác như nhà bố mẹ đẻ. Trong đêm giao thừa các con mừng tuổi cho bố mẹ "Chúc bố mẹ luôn luôn mạnh khỏe sống vui vẻ bình an bên con cháu. Ông bà mừng tuổi cho con cháu để con cháu khỏe mạnh bước sang năm mới mọi sự như ý. Và cùng nhau uống những ly rượu vang đỏ, ăn trái cây có màu đỏ để cả năm may mắn.”

Những việc nên/cần làm để chuẩn bị tâm lý ăn Tết nhà chồng

Để tránh những bỡ ngỡ, bất ngờ, giúp bản thân tận hưởng đồng thời góp phần vào tiếng cười rộn ràng khi ăn Tết nhà chồng, dưới đây là những bí quyết nàng dâu mới có thể tham khảo:

  • Quan sát về nếp sinh hoạt của gia đình chồng trước ngày Tết
  • Nhờ chồng chia sẻ về những việc gia đình anh hay chuẩn bị và làm trước và trong ngày Tết. Những điều nào cần lưu ý? Và anh có thể san sẻ, giúp đỡ được bạn như thế nào để hạn chế nhất những hiểu lầm hay lúng túng của bạn.
  • Chủ động trao đổi, nói chuyện với ba mẹ chồng về việc mình và chồng có thể giúp đỡ những công việc nào để dọn dẹp nhà cửa, hay chuẩn bị thức ăn ngày Tết, hoặc quà cáp để biếu họ hàng,…
  • Gọi điện, nhắn tin để vẫn có thể gắn kết với gia đình ba mẹ đẻ. Nếu hoàn cảnh phù hợp, bạn cũng có thể là cầu nối để gia đình hai bên hiểu và trải nghiệm không khí Tết của mỗi gia đình.

Lời kết 

Năm đầu tiên làm dâu mới, nên chắc chắn chị em phụ nữ sẽ có nhiều cảm xúc. Tích cực, hạnh phúc cũng có! Nhưng cũng đâu đó sẽ có những phút giây bồi hồi nhớ Tết xưa! Hãy tâm sự với chồng để được san sẻ, và chủ động tìm cách khắc phục, tìm niềm vui sum vầy ngày Tết cho chính bản thân mình nhé!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

mInH.tHu