Ăn gì để thai nhi phát triển nhanh chóng và toàn diện? Mẹ bầu có thể ăn nhiều món nhưng phải đảm bảo nguyên tắc cân đối các nhóm chất với số lượng vừa phải. Đọc bài viết sau để có thêm thông tin về:
- Nhu cầu năng lượng và dinh dưỡng của bà bầu qua từng giai đoạn
- Các nhóm chất bà bầu cần bổ sung cho thai nhi phát triển nhanh
- Các thức ăn nên tránh trong giai đoạn mang thai
Nhu cầu năng lượng và dinh dưỡng của bà bầu qua từng giai đoạn
Ăn gì để thai nhi phát triển nhanh? Trả lời câu hỏi này, PGS.TS.BS Lưu Thị Hồng – Trưởng khoa Phụ sản, BVĐK Tâm Anh, Hà Nội chỉ ra 4 nhóm chất cần thiết mà bà bầu nhất định phải hấp thu để đạt được mong muốn trên, bao gồm: Chất bột đường (carbohydrate); Chất đạm (protein); Chất béo (lipid); Các loại vitamin, chất xơ và khoáng chất.
Trong suốt thai kỳ, mẹ bầu sẽ tăng trung bình 9 – 12 kg, cụ thể với 3 tháng đầu tiên, tăng từ 300 gram đến 1 kg, sau đó mỗi tuần tăng đều đặn 300 gram đến khi hết thai kỳ. Việc xây dựng chế độ ăn cân đối ảnh hưởng quan trọng đến lộ trình tăng cân nói trên. Vì vậy, mẹ bầu cần nắm rõ nhu cầu năng lượng và dinh dưỡng qua từng giai đoạn theo bảng sau:
“Tăng quá nhiều hay quá ít cũng là vấn đề khiến nhiều mẹ bầu lo lắng nhưng thay vì tập trung vào cân nặng, mẹ nên ăn đa dạng thực phẩm, sinh hoạt lành mạnh và giữ tinh thần ổn định, thư giãn” – PGS.TS.BS Lưu Thị Hồng cho biết thêm.
Xem thêm:
Các nhóm chất bà bầu cần bổ sung cho thai nhi phát triển nhanh
Bổ sung vitamin và khoáng chất là điều cấp thiết phải làm để ngăn chặn tình trạng thiếu hụt vi chất của bà bầu, nhất là trong giai đoạn nhu cầu dinh dưỡng đang tăng cao. Để thai nhi tăng trường, mẹ bầu cần cung cấp cho cơ thể các khoáng chất sau:
1. Acid Folic: Acid folic giúp phòng tránh các dị tật ống thần kinh cho trẻ. Cần thiết bổ sung chất này liên tục trong 3 tháng đầu thai kỳ. Thực phẩm chứa nhiều acid folic như bông cải xanh, rau chân vịt, sữa và các chế phẩm từ sữa, ngũ cốc thô, quả bơ…
2. Canxi: Không chỉ giúp xương chắc khỏe, canxi còn giúp hệ thống tuần hoàn, cơ bắp và thần kinh của mẹ bầu và thai nhi hoạt động bình thường. Bổ sung 1.200 miligam canxi mỗi ngày là điều bà bầu cần làm thông qua các thực phẩm: sữa, bông cải xanh, cải xoăn, nước ép trái cây, ngũ cốc…
3. Vitamin D: Các thực phẩm như cá hồi, sữa, nước cam… hỗ trợ cung cấp vitamin D rất tốt, đặc biệt tốt cho sự phát triển xương của thai nhi. Việc thiếu vitamin D sẽ rất dễ dẫn đến tiền sản giật cho thai phụ.
4. Protein: Sự phát triển các mô và cơ quan của em bé, đặc biệt là bộ não cần có protein. Protein còn đóng vai trò quan trọng giúp tăng nguồn cung cấp máu cho thai nhi. Mẹ bầu nên ăn các loại thịt nạc, thịt gia cầm, cá và trứng, các loại hạt, đậu, sản phẩm từ đậu nành để cung cấp protein.
5. Sắt: Trong thời kỳ mang thai, thể tích máu của người mẹ tăng 50%. Mẹ bầu cần cung cấp 1000 mg sắt/ngày để tăng lượng máu, cung cấp đủ máu cho thai nhi và bù lại lượng máu mất lúc sinh.
Xem thêm:
Cân nặng chuẩn của thai nhi – Muốn đạt chuẩn mẹ phải làm sao?
Thức ăn cần tránh
Ăn gì để thai nhi phát triển nhanh chóng? Mẹ bầu có thể ăn nhiều loại nhưng nên tuyệt đối tránh những loại thực phẩm sau:
1. Rượu: Một hậu quả nghiêm trọng của việc uống rượu, bia khi mang thai là gây ra hội chứng rối loạn do nhiễm độc rượu bào thai (Fetal alcohol spectrum disorders – FASD). Hội chứng khiến thai nhi kém phát triển, có các đặc điểm trên khuôn mặt bất thường, dị tật tim và tổn thương hệ thần kinh trung ương. Hội chứng FASD làm trẻ có đầu và não nhỏ bất thường kèm các khuyết tật bẩm sinh khác, đặc biệt là tim và cột sống.
2. Cá có hàm lượng thủy ngân cao như cá kiếm, cá mập, cá thu, cá mòi, cá nhám da cam và cá ngói. Thuỷ ngân có thể đi qua nhau thai và gây hại cho não, thận và hệ thần kinh đang phát triển của thai nhi.
3. Cá, thịt, trứng sống hoặc chưa nấu chín có nguy cơ bị nhiễm khuẩn có thể khiến thai phụ sinh non, sảy thai, thai chết lưu và các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác. Vi khuẩn có thể khiến thai nhi khuyết tật trí tuệ, mù lòa và động kinh.
4. Caffeine: Lượng caffeine cao trong thai kỳ làm hạn chế sự phát triển của thai nhi và làm tăng nguy cơ cân nặng khi sinh thấp.
5. Sữa, nước ép trái cây chưa tiệt trùng, phô mai có thể chứa một loạt vi khuẩn có hại, dẫn đến những bệnh nhiễm trùng, đe dọa đến tính mạng đối với em bé chưa sinh.
6. Sản phẩm chưa rửa có thể bị nhiễm một số vi khuẩn, ký sinh trùng, hóa chất bảo quản gây hại cho cả mẹ và thai nhi. Mẹ bầu nên đừng quên rửa kỹ, gọt vỏ các loại trái cây và rau quả trước khi ăn.
7. Thực phẩm chế biến sẵn thường có ít chất dinh dưỡng và nhiều calo, đường làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, cũng như các biến chứng khi mang thai hoặc sinh.
Trong 9 tháng thai kỳ mẹ bầu cần hết sức lưu ý về chế độ dinh dưỡng để không chỉ mẹ mà còn cả thai nhi trong bụng cũng sẽ phát triển theo đúng lộ trình tăng trưởng được khuyến cáo bởi WHO.
Nguồn thông tin: CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG CHO BÀ BẦU TRONG 9 THÁNG MANG THAI – Bệnh viện Tâm Anh
Xem thêm:
- Những loại thực phẩm gây nghẹt thở nguy hiểm cho bé từ 1 -3 tuổi
- 6 thực phẩm gây sảy thai sớm bà bầu nên tránh trong thai kỳ
- Những thực phẩm gây mất sữa sau sinh mà mẹ bỉm nên tránh
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!