6 TRÒ CHƠI GIÚP BÉ PHÁT TRIỂN TRÍ NÃO -Mẹ đã áp dụng cho bé chưa?

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

GIÚP BÉ PHÁT TRIỂN TRÍ NÃO – Hoạt động vui chơi cùng bé là một phương pháp giáo dục sớm và hiệu quả trong sự phát triển trí não, hình thành trí nhớ, kĩ năng tư duy và học hỏi. Ngoài ra hoạt động vui chơi còn giúp sự tương tác của bé với mọi người xung quanh bé, phát triển ngôn ngữ và cảm xúc trí tuệ.

Đến nay, dựa trên những nghiên cứu về não bộ trẻ em, chúng ta có thể hiểu: Hoạt động vui chơi cùng bé là một phương pháp giáo dục sớm và hiệu quả trong sự phát triển trí não, hình thành trí nhớ, kĩ năng tư duy và học hỏi. Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành cấu trúc đầy đủ của não bộ, trong khi đó tương tác xã hội trong những hoạt động vui chơi lành mạnh, đặc biệt trong giai đoạn sớm (trước 5 tuổi), là đóng vai trò gia tăng các liên kết thần kinh. 2 yếu tố đó là nhân tố nền tảng bền vững cho sự phát triển não bộ tối đa.

Trong một báo cáo của Gs.Bertrand, Canada, vai trò cha mẹ là rất quan trọng trong các hoạt động vui chơi và sự phát triển não bộ.

TRÒ CHƠI NHƯ THẾ NÀO GIÚP BÉ PHÁT TRIỂN TỐT NÃO BỘ

Các bé từ 1 tuổi trở lên có thể tham gia cùng chơi với bố mẹ. Trò chơi nên đem lại cảm giác thích thú và mang tính giáo dục, như: gợi lên hình ảnh, kích thước, sự ghi nhớ, cấu trúc, mang tính thử thách (giải quyết vấn đề)- đó là thông điệp từ Gs.Bs. Fantasia, Anh Quốc. Theo Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục trẻ em Penfied khuyên cha mẹ: vật dụng trò chơi có thể sử dụng những vật dụng xung quanh nhà; hơn nữa cha mẹ cũng đừng quên đi dạo hay chơi cùng bé bên ngoài, tương tác các vật dụng xung quanh và các bé khác đều giúp ích cho não bộ phát triển tối đa.

LƯU Ý: Hoạt động vui chơi nên lành mạnh và không cho bé tiếp xúc với TV, máy tính và các thiết bị điện tử trước 2 tuổi. Theo Bộ Y Tế Anh, Viện Nhi khoa của Mỹ và Bộ Y tế Úc đều khuyên rằng: CÁC BÉ DƯỚI 2 TUỔI KHÔNG NÊN được cho xem/chơi trên TV hoặc các thiết bị điện tử khác (kể cả các game điện tử). CÁC BÉ TỪ 2-5 TUỔI NGỒI VÀ XEM TV hoặc chơi trên các thiết bị điện tử khác như máy tính, Ipad, điện thoại,… ít hơn 1 giờ/ngày.

Các trò chơi điện tử giúp bé thông minh

Liên quan đến các game điện tử giúp bé thông minh hoặc giáo dục, trong một cập nhật mới của Viện Nhi Khoa Mỹ năm 2011 có ghi rõ:

“Hiện tại, không có bằng chứng để cho thấy việc cho bé dưới 2 tuổi chơi các chương trình game/giáo dục đó đem đến lợi ích cho phát triển não bộ các bé. Mà ngược lại, những ảnh hưởng về sức khỏe cũng như thay đổi hành vi của bé là mối quan tâm cha mẹ cần cân nhắc khi cho bé tiếp xúc quá sớm với công nghệ.”

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Các chuyên gia sức khỏe đều khuyên cha mẹ nên tạo những trò chơi thực tế với bé hơn là cho bé chơi hay nhảy theo 1 hình ảnh ảo nào đó trên màn hình TV hoặc điện thoại, ipad.

Dưới đây là một số hoạt động đơn giản mà bé của bạn có thể ngồi chơi và khám phá hàng giờ với những thứ vô cùng đơn giản xung quanh nhà.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nguồn Tham khảo:

Fantasia, V., Fasulo, A., Costall, A., & López, B. (2014). Changing the game: exploring infants’ participation in early play routines. Frontiers in Psychology, 5, 522.

Fantasia, V., Fasulo, A., Costall, A., & López, B. (2014). Changing the game: exploring infants’ participation in early play routines. Frontiers in Psychology, 5, 522.
Bertrand, J., Williams, R., & Ford-Jones, L. (2008). Social paediatrics and early child development – the practical enhancements: Part 2. Paediatrics & Child Health, 13(10), 857–861.
Commonwealth of Australia, Department of Health and Ageing (2010) Move and Play Every Day- National Physical Activity Recommendations for Children 0-5 Years.
American Academy of Pediatrics (2011) Media Use by Children Younger Than 2 Years, 128 (5).
National Scientific Council on the Developing Child, Center of developing child, Harvard University (2007) The Science of Early Childhood Development- Closing the gap between,What we know and What we do
Shonkoff, J.P (2010) Building a New Biodevelopmental Framework to Guide the Future of Early Childhood Policy. Child Development, 81(1), 357–367
Nguồn video: Learning Through Play (Từ Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục Trẻ em Penfied, Mỹ)

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nguồn : FB Bác Sỹ Nguyen Anh.

Xem thêm

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bài viết của

MeKrobis