5 giá trị nên dạy con trước khi con lên 5 tuổi

Đây là một lời khuyên cho cha mẹ có thể dạy con từ khi mới biết đi về 5 giá trị mà con nên biết trước khi lên 5 tuổi. Cùng với các giá trị, có những lời khuyên để giúp bạn bắt đầu.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Là cha mẹ bạn phải biết là một đứa trẻ giống như một miếng bọt biển trong những năm đầu đời (0 đến 5 tuổi). Theo aboutourkids.org, "trong những năm này, não trãi qua sự tăng trưởng ngoạn mục nhất trong toàn bộ thời gian phát triển của mình."

"Ngôn ngữ, vận động thô và vận động tinh sẽ cùng tiến bộ, suy nghĩ bắt đầu trở nên phức tạp hơn, và phát triển xã hội / cảm xúc cho phép trẻ bắt đầu hiểu được cảm xúc của chính mình và của người khác."

Do đó, điều bắt buộc là cha mẹ phải cẩn thận với việc họ truyền cho con cái mình cái gì. Vì vậy đây là thời gian tốt nhất để thấm nhuần các giá trị sau:

Giá trị 1: Trung thực

Để nuôi dạy một đứa trẻ thành thật, cha mẹ phải dừng lại việc nói dối của mình. Cha mẹ phải dừng lại phản ứng quá mức và ngay lập tức trừng phạt con mình vì đã làm sai điều gì đó sau khi trẻ thừa nhận sai lầm của mình.

Hoặc, phụ huynh phải ngừng hỏi những câu hỏi mà họ đã biết câu trả lời.

Khi một đứa trẻ thừa nhận hành động sai trái của mình, giữ bình tĩnh và hãy phản ứng một cách thích hợp, phù hợp để xử lý tình huống hiện tại thay vì la mằng và trừng phạt con. Nếu tình huống đòi hỏi phạt con không được xem tivi trong thời gian còn lại của ngày, thì hãy tiếp tục và giải quyết nó.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Nhưng PHẢI nói chuyện với con của bạn về hành động sai trái của con và quan trọng hơn, hãy CÁM ỚN CON về sự trung thực của mình.

Mặt khác, nếu Mẹ đã yêu cầu con mình dọn dẹp phòng của mình và biết rằng con đã không làm, thì đừng hỏi, "Bạn đã dọn dẹp phòng mình chưa?" Trong một nỗ lực để tránh gặp rắc rối vì không làm như vậy, con của bạn có thể nghĩ cách để nói dối rằng con đã làm.

Thay vào đó, đi thẳng đến phòng con và nói rằng bạn đã biết rằng con đã không dọn phòng của mình và lặp lại các hướng dẫn của bạn cho con, đồng thời yêu cầu con làm.

Cuối cùng nhưng luôn là đúng hãy là một mô hình của sự trung thật cho con bạn. Trẻ em bắt chước hành vi và lời nói của mẹ và cha. Vì vậy, nếu họ nhìn thấy cha mẹ của họ nói dối, họ có thể xem xét nó như là hành vi thích hợp để làm theo.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Thật dễ dàng để nói cho trẻ biết phải làm gì, nhưng cách hiệu quả nhất để dạy cho trẻ điều gì đó là chỉ cho họ cách làm điều đó. Vì vậy, càng nhiều càng tốt, phải trung thực trong mọi thứ bạn nói và làm.

 

Dạy con quý vị để có trách nhiệm với hành động của mình đối với người khác là chìa khóa để nuôi dưỡng mối quan hệ lành mạnh.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Giá trị 2: Trách nhiệm

Từ khi còn nhỏ, trẻ em được dạy phải xin lỗi khi họ làm điều gì đó sai trái hoặc khi họ làm tổn thương ai đó. Điều này dạy họ phải chịu tự chịu trách nhiệm về hành động của họ đối với người khác. Bạn có thể đạt được điểm cao hơn bằng cách dạy họ làm thế nào để sửa đổi.

Bằng cách đó, bạn không chỉ dạy cho con của bạn chịu trách nhiệm về những hành động của mình, nhưng bạn khuyến khích con chịu trách nhiệm sửa chữa tình hình.

Hãy tưởng tượng điều này, con của bạn đang ở sân chơi và muốn chôi xích đu. Bạn thấy con đẩy một đứa trẻ khác ra khỏi xích đu và nhanh chóng ngồi vào đó. Bạn đi qua, giúp đỡ đứa trẻ đã bị đẩy té xuống và kéo riêng con bạn sang một bên.

Khi bạn làm việc này, hãy giữ bình tĩnh, nói chuyện với con về hành vi của con, giải thích cho con là lý do tại sao con cần phải xin lỗi và giúp con đưa ra các gợi ý về cách có thể bù đắp cho hành vi xấu của con. Bạn không nên bỏ qua hành vi sai trái chỉ vì nghĩ con còn nhỏ, con chưa hiểu, hay chỉ giải quyết qua loa bằng cách nói con không nên làm như vậy và cho qua, con của bạn vẫn ngồi trên chiếc xích đu kia.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Trẻ em từ 5 tuổi trở xuống vẫn đang ở trong giai đoạn "Của con! của con! và của con!", vì vậy bạn các bậc phụ huynh có nhiệm vụ dạy con bạn biết nhận lỗi và biết xin lỗi khi họ làm tổn thương người khác và làm thế nào để sửa đổi, ban đầu có thể rất khó khăn, nhưng về lâu dài, con bạn học được cả một tính cách và giá trị.

Chứng tỏ sự lịch sự và tôn trọng người khác là cách tốt nhất để dạy cho trẻ về hành vi tôn trọng.

Giá trị 3: Lịch sự và tôn trọng

Có thể so sánh với cách giảng dạy sự trung thực, cách tốt nhất để dạy con trẻ của bạn là làm gương. Nếu con của bạn nhìn thấy và nghe thấy bạn sử dụng các cụm từ như "xin lỗi", "làm ơn" và "cám ơn", chúng rất có thể sẽ làm theo. Mặc dù đối với trẻ mới biết đi, cần phải trông đợi những lời nhắc nhở nhẹ nhàng để chúng làm như vậy.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Về mặt tôn trọng, bắt buộc phải dạy họ cách tôn trọng người khác vì lợi ích của các mối quan hệ lành mạnh.

Ví dụ, khi trẻ mới tập đi chơi với một đứa trẻ khác và dành đồ chơi với nhau, việc phản ứng đá hay đẩy nhau có vẻ như là tiếng gọi của họ với đứa trẻ khác có ý nghĩa hơn so với sự thể hiện sự buồn bã, khóc lóc của chúng.

Khi điều này xảy ra, kéo con của bạn sang một bên và bình tĩnh nói với con rằng con không được sử dụng ngôn ngữ không phù hợp với người khác. Sau đó nói với con làm thế nào con có thể có được những gì con muốn khi nói một cách lịch sự và tôn trọng.

Liên quan đến kịch bản đồ chơi, bạn có thể gợi ý rằng cậu ấy xin lỗi đứa trẻ vì hành vi của cậu ấy và đợi đến lượt mình chơi. Điều này dạy cho con tôn trọng người khác bằng cách hiểu rằng người ta không nên nói chuyện một cách khắc nghiệt.

Nó cũng dạy cho con tôn trọng thời gian của đứa trẻ khác  với đồ chơi và kiên nhẫn chờ đợi cho đến lượt của mình.

 

Một cách để dạy trẻ em về lòng biết ơn là bằng cách cho phép họ giúp đỡ trong việc nhà.

Giá trị 4: Lòng biết ơn

Theo Parent.com, "Ở tuổi lên 4, trẻ em có thể hiểu được sự biết ơn không chỉ đối với những thứ vật chất như đồ chơi mà còn cho những hành vi của sự tử tế, tình yêu và sự chăm sóc."

Dạy con về lòng biết ơn này bằng cách cho phép con bày tỏ lòng biết ơn của mình, thậm chí qua những điều nhỏ nhặt nhất hằng ngày. Điều này có thể được thực hiện bằng lời nói trong một cuộc trò chuyện trước khi đi ngủ. Hoặc thậm chí bằng cách vẽ những gì con muốn cảm ơn.

Nếu ai đó tặng một món quà hoặc gần đây đã thực hiện một hành động nhân ái đối với con của bạn, hãy khuyến khích con bày tỏ lòng biết ơn với việc tự làm một tấm thiệp cảm ơn.

Hãy trang trí thẻ theo ý họ, và nếu cần, hãy ghi lại những gì họ muốn nói với người nhận cho họ.

Một cách đơn giản khác để dạy con về lòng biết ơn là cho phép con giúp đỡ trong việc nhà.

Con có thể làm bừa bãi, lộn xộn bếp hơn là gúp đỡ bạn nấu ăn, nhưng sau khi nhìn thấy bao nhiêu nỗ lực trong việc nấu ăn và dọn dẹp, con sẽ trở nên đánh giá cao những nỗ lực của bạn cùng với những người giúp đỡ trong việc nhà.

Tình cảm yêu thương của trẻ em được sinhr a rất tự nhiên và thuần khiết, nhưng để nuôi dưỡng tình cảm này còn mãi và phát triển bạn cần phải đáp lại bằng cảm xúc yêu thương.

Giá trị 5: Tình yêu

Chúng tôi xin trích từ newkidscenter.com, "các bậc cha mẹ tin rằng tình cảm yêu thương của trẻ em thì tự nhiên và thuần khiết, nhưng để cho điều này có thể kéo dài, bạn sẽ cần phải đạp lại với cảm xúc yêu thương."

Để làm được điều này, điều quan trọng là phải "thể hiện tình yêu và tình cảm đối với những người khác ở phía trước con của bạn và hãy rộng lượng với tình yêu và tình cảm đối với con bạn." Gây ngạc nhiên cho con bạn bằng những cử chỉ yêu thương như nhét giấy vào túi sách Hoặc thực hiện cử chỉ chu đáo vào những khoảnh khắc bất ngờ. "

Nếu bạn có bất kỳ hiểu biết, câu hỏi hoặc ý kiến về chủ đề này, xin vui lòng chia sẻ chúng trong hộp bình luận của chúng tôi dưới đây. Theo dõi chúng tôi trên FacebookGoogle+ để cập nhập các thông tin mới nhất từ những theAsianparent.com Viet Nam. 

6 thức uống giảm đau hiệu quả dành cho chị em trong ngày “đèn đỏ”

 

Bài viết của

MeKrobis