Rốn trẻ sơ sinh sẽ khô và rụng trong vòng 7-10 ngày sau khi bé chào đời. Hầu hết các bố mẹ đều lo lắng về việc chăm sóc bộ phận nhạy cảm vì có thể khiến bé đau hay thậm chí gây ra nguy cơ nhiễm trùng nào đó cho rốn của con vì đây là nơi nhạy cảm và cần được chăm sóc đặc biệt. Tuy nhiên các mẹ không nên can thiệp vào quá trình rụng rốn, bôi dung dịch lên rốn,… của con. Do đó, bố mẹ cần lưu ý tuyệt đối không làm những điều như sau:
- Lưu ý khi chăm sóc rốn của trẻ sơ sinh
- Không sử dụng bông tẩm cồn để lau
- Tránh để viền bỉm che kín hoặc cọ vào cuống rốn của bé
- Không bôi bất kỳ một loại dung dịch nào lên rốn bé
- Không cậy hay cố gắng can thiệp vào quá trình rụng rốn của bé
- Hạn chế ngâm rửa kì cọ người con trong nước quá lâu
Lưu ý khi chăm sóc rốn của trẻ sơ sinh
Bác sĩ Đàm Thị Quỳnh – Trung tâm Nhi, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City cho biết: Đa số các trẻ sơ sinh sau khi chào đời sẽ rụng rốn trong vòng 7 – 10 ngày đầu, trừ một số trường hợp đặc biệt như bé xuất hiện tình trạng chồi hạt rốn hay các mạch máu rốn chậm khô thì thời gian rụng rốn có thể kéo dài hơn.
Nếu sau 3 tuần mà bé vẫn chưa rụng dây rốn thì lúc này bé đã gặp tình trạng chậm rụng rốn. Vì vậy, nếu sau 10 ngày cha mẹ thấy rốn trẻ vẫn chưa rụng thì cũng đừng quá lo lắng nhé. Cha mẹ cần vệ sinh chăm sóc rốn hàng ngày cho trẻ thật kĩ theo dõi sát các biểu hiện của trẻ. Mẹ cần để rốn của trẻ luôn mở thoáng, không cần băng rốn, vệ sinh rốn hàng ngày và chú ý vệ sinh vùng chân rốn và lau khô, mở thoáng.
Cuống rốn là vết thương hở rất dễ nhiễm trùng. Nếu mẹ không chăm sóc tốt vùng rốn của trẻ sơ sinh có thể gây biến chứng nhiễm trùng máu cho trẻ. Vì vậy việc chăm sóc rốn cho bé cần được vệ sinh hằng ngày theo các bước sau:
- Mẹ nên rửa tay thật sạch, sát trùng tay bằng cồn 90° trước khi vệ sinh rốn cho bé ● Nhẹ nhàng tháo băng rốn và gạc rốn của bé ra.
- Quan sát mặt cắt rốn và vùng quanh rốn xem rốn có bị viêm đỏ, có mủ, chảy dịch vàng, chảy máu, có mùi hôi hay có bất kỳ bất thường nào khác không.
- Lau rốn bằng bông gòn với nước chín vô trùng, sau đó thấm khô vùng cuống rốn và chân rốn.
- Sát trùng vùng da quanh rốn bằng nước muối sinh lý.
- Có thể để hở rốn hoặc chỉ cần che rốn bằng một lớp gạc mỏng vô trùng.
- Quấn tã vùng dưới rốn, tránh để phân, nước tiểu hay bất kỳ thứ gì vấy bẩn vùng rốn.
Thực tế thì vùng dây rốn của bé không hề có tế bào thần kinh nên con sẽ không đau đớn gì mỗi khi phải vệ sinh nó. Tuy vậy, các thao tác chăm sóc rốn cần hết sức cẩn trọng để tránh trường hợp rủi ro như: rốn trẻ sơ sinh bị chảy máu, rốn trẻ sơ sinh bị hôi,…
Bạn có thể xem:
Không bôi bất kỳ một loại dung dịch nào lên rốn bé
Dù đó là kem dưỡng, phấn rôm, …tất cả các sản phẩm này đều là mối nguy không thể lường được với cuống rốn của bé. Mẹ chỉ cần chăm sóc rốn bé bằng dung dịch chuyên biệt và để rốn bé khô tự nhiên là ổn.
Không sử dụng bông tẩm cồn để lau
Trẻ sơ sinh mấy ngày rụng rốn? Ngày nay, khi chăm bé, thời điểm trở về nhà cũng là lúc mẹ phải tự tay chăm sóc bé hoàn toàn. Thông thường bao giờ bệnh viện cũng sẽ cung cấp cho mẹ một lọ dung dịch để vệ sinh cuống rốn chuyên biệt. Do đó mẹ nên sử dụng dung dịch này hoặc cồn miếng y tế 70 độ chứ không nên dùng bông tẩm nhiều cồn lau cho bé.
Không cậy hay cố gắng can thiệp vào quá trình rụng rốn của bé
Tâm lý nhiều mẹ khi thấy cuống rốn chỉ còn bám lại tí chút thì tiện tay kéo ra luôn hoặc cố cậy ra. Đây là sai lầm hết sức nguy hiểm vì rốn trẻ sơ sinh bị chảy máu, nhiễm trùng, rỉ nước. Khi đó rốn sẽ càng lâu khô hoặc thậm chí viêm nhiễm kéo dài.
Tại sao rốn trẻ sơ sinh rụng nhưng chưa khô và những điều mẹ nên cẩn trọng
Tránh để viền bỉm che kín hoặc cọ vào cuống rốn của bé
Việc mặc bỉm cho bé không đúng cách sẽ dễ khiến rốn của trẻ bị cọ xát hoặc bí. Mẹ không nhất thiết phải bịt kín rốn của con khi cuống rốn chưa rụng. Càng bịt lại cuống rốn sẽ càng lâu khô và nguy cơ viêm nhiễm sẽ càng tăng lên.
Do đó, sau khi tắm rửa sạch sẽ, mẹ nên thấm khô vùng rốn để tránh tình trạng rốn trẻ sơ sinh bị hôi. Để cuống rốn khô tự nhiên rồi hãy mặc bỉm cho bé. Gấp bỉm xuống một nấc để tránh cọ vào rốn của bé.
Hạn chế ngâm rửa kì cọ người con trong nước quá lâu
Chưa rụng rốn không có nghĩa là không được phép tắm. Trái lại con vẫn cần tắm rửa cơ thể sạch sẽ như bình thường. Các y tá thành thạo thường sử dụng miếng vải xô và che kín phần rốn của bé trong lúc tắm. Thời gian tắm với trẻ sơ sinh không nên quá 7 phút/lần. Trong 2 tuần đầu tiên sau khi chào đời, bé cũng chỉ cần tắm 2-3 lần/tuần là đủ do làn da con còn rất non nớt, bé chưa cần thiết phải tắm hàng ngày.
Chăm sóc rốn của bé vừa khó lại vừa dễ. Điều quan trọng nhất chính là mẹ cần kiên nhẫn, chịu khó quan sát các dấu hiệu bất thường và chăm sóc rốn con theo các bước “chuẩn khoa học” thì chẳng mấy chốc bé sẽ rụng rốn và bao nhiêu lo lắng của mẹ cũng không còn nữa.
Theo The Asianparent Thái Lan
Nguồn tham khảo: Các vấn đề, bệnh lý thường gặp ở rốn của trẻ sơ sinh – Vinmec
Xem thêm:
- Mẹo tắm cho bé sơ sinh chưa rụng rốn vừa sạch, vừa thơm lại dễ dàng
- Chăm sóc rốn trẻ sơ sinh: Những điều cơ bản cần biết
- Dây rốn: 11 sự thật thú vị về dây rốn sẽ khiến bạn phải ngạc nhiên