Phát triển não bộ của thai nhi trong suốt 9 tháng mẹ mang thai phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Tuy vậy có những điều sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng hay thậm chí phá hủy não bộ của con mà mẹ cần đặc biệt cẩn trọng.
- Hãy xem 7 yếu tố có thể quyết định khả năng Thai nhi thông minh ngay từ trong bụng mẹ
- 5 cách giao tiếp với thai nhi giúp bé thông minh, hay chuyện ngay từ trong bụng mẹ
5 điều nguy hiểm có thể phá hủy phát triển não bộ của thai nhi
Khi não bộ thai nhi phát triển, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quá trình này. Bản thân mẹ bầu cũng như người thân xung quanh cần cẩn trọng, chú ý để thực hiện một chế độ chăm sóc phù hợp, khoa học, giúp em bé phát triển tốt nhất có thể.
Tuy nhiên, theo nghiên cứu của các nhà khoa học, 5 yếu tố chính sẽ ảnh hưởng trực tiếp và gây ra các dị tật bất thường của phát triển não bộ nói trên bao gồm như sau.
Chế độ dinh dưỡng không phù hợp
Một chế độ dinh dưỡng dư thừa quá nhiều chất hay thiếu chất đều sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cân nặng của thai nhi.
Theo kết quả nghiên cứu của Khoa Y tế cộng đồng, trường đại học Harvard, sức khỏe của thai nhi trong bụng mẹ là kết quả trực tiếp từ chế độ dinh dưỡng khi mẹ mang thai.
Nhóm đối tượng nghiên cứu là các mẹ có một chế độ ăn lành mạnh thì 95% thai nhi sinh ra có một sức khỏe tuyệt vời. Trong khi đó, nhóm các mẹ tiêu thụ nhiều thức ăn nhanh hoặc đồ ăn đóng hộp thì tới hơn 65% thai nhi bị tử vong, sinh thiếu tháng và dị tật.
Nghiên cứu cũng cho thấy nếu mẹ bị thiếu protein và chất béo trong 3 tháng cuối cùng của thai kỳ sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới phát triển não bộ của thai nhi.
Cơ thể không được cung cấp đủ thực phẩm chứa axit folic (chẳng hạn như rau xanh đậm, lòng đỏ trứng, đỗ, …) cũng gây ra các dị tật ống thần kinh trong quá trình thai nhi hình thành, đặc biệt là 3 tháng đầu.
Típ cho mẹ bầu: Một chế độ dinh dưỡng đa dạng, đủ nhóm chất, được chế biến chín và vệ sinh sẽ là nền tảng tốt nhất giúp thai nhi khỏe mạnh và thông minh ngay từ trong bụng mẹ.
Hóa chất và một số loại sóng từ
Nhu cầu cuộc sống hiện đại và môi trường sống ngày càng ô nhiễm khiến cho nhiều mối nguy hiểm luôn rình rập với những người phụ nữ mang thai.
Việc tiếp xúc với các hóa chất thông thường do sử dụng các sản phẩm tẩy rửa, chì có trong một số loại dụng cụ gia đình, các hóa chất diệt côn trùng hay sơn, xăng dầu xe, … đều có thể gây ra các nguy cơ khó lường đối với phát triển não của thai nhi.
Để đảm bảo em bé trong bụng được lớn lên an toàn và khỏe mạnh trước các ảnh hưởng nói trên, mẹ bầu cần chú ý tới các vấn đề sau.
– Tuyệt đối không sử dụng các sản phẩm tẩy rửa hoặc làm sạch loại phun xịt.
– Đọc rõ hướng dẫn sử dụng và thành phần hóa chất của các sản phẩm lau rửa nhà vệ sinh, bếp, … trong sinh hoạt hàng ngày sẽ giúp mẹ bầu nhận biết chất độc hại được lưu ý trên sản phẩm.
– Sử dụng găng tay và khẩu trang nếu cần thiết phải tiếp xúc với các sản phẩm tẩy rửa khi cần thiết.
– Tránh tiếp xúc với khu vực mới sơn xong. Chẳng hạn như nhà mới sơn hay phòng của em bé được trang trí. Nên đợi cho hết hoàn toàn mùi sơn rồi hãy đi vào nơi đó.
– Cẩn thận với những nơi quá đông đúc và ô nhiễm nặng như nơi có nhiều chất thải, tiếng động quá lớn và nhiều khói thuốc lá.
Nhiễm khuẩn khi mang thai
Đây là một trong những yếu tố mà nhiều mẹ bầu có nguy cơ mắc phải thông qua tiếp xúc với nguồn bệnh hoặc do ốm đau bất thường trong thai kỳ.
Điều nguy hiểm là việc mắc bệnh do nhiễm khuẩn thường tác động trực tiếp tới quá trình phát triển bộ não của thai nhi, khiến cho hệ thần kinh bị chững lại hoặc dừng phát triển hoàn toàn, từ đó ảnh hưởng tới toàn bộ cấu trúc của não bộ cũng như liên kết giữa các dây thần kinh.
May mắn thay, với sự phát triển hiện đại của y học ngày nay, nhờ tiêm vắc xin trước và sau thai kỳ mà các mẹ bầu có thể phòng tránh được nhiều căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như thủy đậu, rubella, …
Ngoài ra các căn bệnh viêm nhiễm âm đạo, bệnh lây truyền qua đường tình dục cũng hoàn toàn có thể phòng tránh nếu trước và trong khi mang thai người mẹ biết chăm sóc bản thân và tư vấn kĩ lưỡng với bác sĩ khám thai của mình.
Vì vậy, để tránh những hậu quả không cần thiết do bệnh tật gây ra với thai nhi, mẹ cần đảm bảo thực hiện những điều sau:
– Tiêm phòng đúng lịch trình khi chuẩn bị mang thai.
– Hạn chế tiếp xúc với các nguồn bệnh như ở gần người bệnh, nơi đông đúc, náo nhiệt, chật chội.
– Không sử dụng chung đồ đạc với người khác (không dùng chung thìa hay cốc nước khi ăn uống).
– Luôn luôn sử dụng bao cao su khi quan hệ chăn gối trong suốt thai kỳ.
Đồ uống có cồn
Hoàn toàn có thể đi vào cơ thể thai nhi thông qua nhau thai. Nói một cách đơn giản, mẹ uống thì con cũng được uống theo.
Nồng độ cồn trong cơ thể thai nhi khi mẹ uống rượu bia cũng nhiều không kém như trong cơ thể mẹ và phải mất rất nhiều thời gian mới có thể đào thải hết ra bên ngoài.
Các nghiên cứu đều đã cho thấy đồ uống có cồn hoàn toàn có thể gây ra sảy thai, dị tật thai nhi và trí não chậm phát triển của trẻ sơ sinh sau khi chào đời.
Chính vì vậy, mẹ cần tránh xa thứ đồ uống nguy hại này để đảm bảo cho não bộ và sức khỏe của thai nhi.
Sử dụng thuốc
Các dị tật về thần kinh, quái thai, trẻ sinh ra bị dị dạng, … đều có thể bắt nguồn từ việc uống thuốc vô ý hoặc cố ý của mẹ bầu.
Tất cả các loại thuốc trong thời kỳ mang thai dù là do bác sĩ kê hay tự mua về uống đều không đảm bảo rằng sẽ an toàn 100%. Do đó, chỉ trong trường hợp thật cần thiết thì mẹ bầu mới nên uống thuốc và cần phải được tư vấn kĩ càng với bác sĩ chăm sóc thai.
Nếu mẹ đã lỡ uống thuốc mà không biết mình mang thai, cần thực hiện nghiêm ngặt các bước sau:
– Mang theo đơn thuốc đã sử dụng để tư vấn với bác sĩ khám thai.
– Thực hiện kĩ lưỡng các siêu âm và xét nghiệm cần thiết. Điều này sẽ giúp tầm soát tới 90% dị tật của thai nhi.
Như vậy, với 5 yếu tố gây nguy hiểm khó lường tới phát triển não bộ của thai nhi như trên, hi vọng mẹ bầu sẽ thận trọng hơn với các thói quen sinh hoạt và chế độ dinh dưỡng hợp lý, nghỉ ngơi đầy đủ trong 9 tháng thai kỳ của mình.
Theo The Asianparent