Ngay khi bé chào đời, nếu sinh tại bệnh viện, các bác sĩ nhi khoa sẽ thực hiện 5 bước kiểm tra trẻ sơ sinh dưới đây. Điều này sẽ giúp bác sĩ xác nhận tình trạng sức khỏe và các hiện tượng bất thường có thể xảy ra với trẻ sơ sinh ở thời điểm sớm nhất.
Mẹ có biết bác sĩ sẽ thực hiện 5 bước Kiểm Tra Trẻ Sơ Sinh nào cho bé mới chào đời?
Bé cất tiếng khóc chào đời sau một ca sinh đẻ. Mẹ sẽ được ngắm nhìn khuôn mặt con trong giây lát. Ngay sau đó, bác sĩ và y tá phụ trách sẽ tiến hành 5 bước kiểm tra trẻ sơ sinh dưới đây để xác định tổng quát tình trạng sức khỏe của trẻ.
Tính chỉ số Apga – Bước kiểm tra trẻ sơ sinh đầu tiên và căn bản dành cho các bé
Sau thời gian sinh bé 1 phút và 5 phút, các y tá sẽ kiểm tra các thông số Apga của trẻ. Đây là bài kiểm tra được xây dựng bởi nữ bác sĩ gây mê người Mỹ mang tên Virgania Apgar vào năm 1952. Nó được dùng để đánh giá tổng quát sức khỏe của bé sơ sinh trong một khoảng thời gian ngắn gọn. Apgar còn là từ viết tắt của các mục mà y tá sẽ kiểm tra cho bé, bao gồm:
- Màu da (Appearance)
- Nhịp tim (Pulse)
- Phản xạ kích thích (Grimace)
- Cử động (Activity)
- Hô hấp (respiration)
Với mỗi chỉ số này trẻ sẽ nhận được thang điểm 0,1 hoặc 2. Chỉ số Apgar có thang điểm từ 0-10.
- Nếu trẻ có chỉ số từ 0-3 nghĩa là rất thấp.
- Trẻ đạt chỉ số từ 4-6 là khá thấp.
- Bé sơ sinh đạt chỉ số từ 7-10 là bình thường.
Thông thường rất ít trẻ đạt điểm tối đa là 10. Chỉ cần bé đạt từ 6 điểm trở lên thì cha mẹ đã có thể yên tâm hoàn toàn rằng con mình đã chào đời một cách khỏe mạnh.
Tuy nhiên nếu chỉ số Apgar thấp cũng chưa hẳn là dấu hiệu cho biết tình trạng sức khỏe trong tương lai của bé. Điều này chỉ mang nghĩa tương đối rằng bé có thể cần được chăm sóc và theo dõi sát sao hơn trong một số vấn đề mà thôi.
Bác sĩ đang khám sức khỏe tổng quát cho một em bé vừa cất tiếng khóc chào đời
Phòng chống xuất huyết não và viêm gan B – Trẻ sơ sinh sẽ được bổ sung vitamin K và vắc xin ngay khi lọt lòng
Một bước nữa trong quá trình kiểm tra trẻ sơ sinh là bé sẽ được bổ sung vitamin K. Thông thường có 2 cách là nhỏ thuốc hoặc tiêm trực tiếp cho trẻ.
Khi mới chào đời, chỉ số vitamin K trong cơ thể bé sơ sinh rất thấp. Đây lại là loại vitamin cần thiết cho quá trình tạo cục máu đông, tránh hiện tượng chảy máu não ở trẻ. Sau 1,2 tuần tuổi, bé sẽ tiếp tục được bổ sung loại vitamin này.
Ngoài ra, nếu trong gia đình trẻ có cha (mẹ) hoặc người cùng huyết thống bị viêm gan B thì bé sẽ được tiêm một liều vắc xin để phòng tránh sẽ lây nhiễm của vi rút này.
Xét nghiệm máu gót chân – Bước kiểm tra trẻ sơ sinh quan trọng để phát hiện các hiện tượng bất thường
Trong vòng 5 ngày sau sinh, bác sĩ sẽ thông báo với mẹ và yêu cầu y tá đến lấy máu gót chân để xét nghiệm nhằm phát hiện kịp thời các dấu hiệu của sự chậm phát triển về thể chất và não bộ, cũng như một số bệnh, bao gồm:
- Kiểm tra mức độ và hình dạng của hồng cầu, nhờ đó phát hiện kịp thời hiện tượng rối loạn máu di truyền ở trẻ sơ sinh.
- Kiểm tra khả năng suy giáp bẩm sinh. Đây là tình trạng mà tuyến giáp không sản xuất đủ hoóc môn ở giai đoạn sơ sinh. Điều này sẽ khiến cho cơ cơ quan của trẻ không phát triển bình thường. Do đó trẻ có thể bị chậm phát triển về não bộ.
Việc xét nghiệm máu gót chân để phát hiện ra các hiện tượng bất thường của trẻ sơ sinh còn phụ thuộc vào quyết định và cách thực hiện ở mỗi bệnh viện. Tuy nhiên đây là xét nghiệm cần thiết để giúp ngăn ngừa những nguy hiểm nghiêm trọng với trẻ ngay từ khi chào đời.
Đánh giá thính lực (khả năng nghe) – Bước kiểm tra trẻ sơ sinh cuối cùng để đảm bảo bé hoàn toàn khỏe mạnh
Dù trong gia đình không có tiền sử các bệnh về tai nhưng bất kỳ em bé sơ sinh nào cũng sẽ được thực hiện bài kiểm tra này. Việc đánh giá khả năng nghe thấy của trẻ được thực hiện rất nhanh chóng và không hề đau đớn. Bác sĩ sẽ thực hiện bài kiểm tra này trong vòng 2 ngày – 5 tuần sau khi bé chào đời.
Nguồn ảnh: Mamaexpert
Bài viết liên quan:
- Trẻ sơ sinh khi mới chào đời: 24 giờ đầu tiên của bé sẽ như thế nào?
- LẦN ĐẦU LÀM MẸ: 5 điều mẹ cần biết về chăm sóc trẻ sơ sinh 3 tháng đầu đời
- Các bệnh ngoài da ở trẻ em thường gặp và cách điều trị dứt điểm