4 điểm nhạy cảm và những điều cần tránh khi chăm sóc bé sơ sinh 3 tháng đầu đời

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Chăm sóc bé sơ sinh đòi hỏi phải có những chú ý và cẩn trọng do bé còn là một cơ thể mỏng manh và nhỏ bé. Tuy vậy, có 4 điểm nhạy cảm mà mẹ cần đặc biệt nhẹ nhàng, tỉ mỉ và đòi hỏi có một vốn kiến thức chăm sóc bé nhất định. Đó là lớp sáp da trên đầu con, móng chân, móng tay, rốn và cơ quan sinh dục. Sau đây là những điều cần tránh khi chăm sóc bé sơ sinh.

4 điểm nhạy cảm và những điều cần tránh khi chăm sóc bé sơ sinh

1. Lớp da tiết bã trên đầu trẻ sơ sinh

Trên đầu của bé sơ sinh 2 tuần- 3 tháng tuổi thường có một lớp chất nhờn được tiết ra (trong tiếng Anh gọi là Cradle, trong dân gian gọi là cứt trâu). Hiện tượng này là do tuyến dầu sản xuất ra quá nhiều các chất nhờn, khiến cho các mảng da có màu vàng bị bong tróc. Thông thường cứt trâu không gây ngứa ngáy hay khó chịu. Nó sẽ dần dần biến mất khi bé bước sang tháng thứ 6-7.

Tuy vậy, khi chăm sóc bé sơ sinh, mẹ có thể giải quyết vấn đề này bằng cách:

  • Dùng baby oil hoặc dầu o-liu mát xa thật nhẹ nhàng lên vùng da đầu có cứt trâu.
  • Tiếp theo là dùng bàn chải loại mềm cọ nhej nhàng đầu bé.
  • Sau đó sử dụng dầu gội đầu cho em bé để gội lại cho con sạch sẽ.
  • Cuối cùng là lau đầu bé khô ráo, tránh ngồi hướng quạt.
  • Ngoài ra, nếu các loại dầu như trên không có tác dụng với bé của mẹ, hãy thử vaseline nguyên chất bôi lên đầu con và cũng chải nhẹ nhàng một vài lần.

Mẹ nên lưu ý, nếu lớp da nhờn này xuất hiện nhiều, trên các vùng da khác ngoài đầu và con có hiện tượng sưng đỏ, chảy nước thì mẹ nên cho bé đi khám ngay lập tức.

Điều cần tránh khi chăm sóc bé sơ sinh

2. Móng chân, móng tay của bé

Móng chân, móng tay của trẻ sơ sinh thường dài nhanh và sắc không kém gì của người lớn. Nếu cứ chỉ đeo bao chân, bao tay cho con nhiều để tránh điều này thì cũng không tốt vì tay chân trẻ sơ sinh rất cần hoạt động và tiếp xúc với bên ngoài nhằm kích thích các phát triển của bé.

Do đó, với móng chân, tay bé sơ sinh, tốt nhất là mẹ cần thường xuyên cắt ngắn. Điều này vừa tránh bé cào vào mặt gây xước mà lại đảm bảo cho con được phát triển tối đa.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Khi chăm sóc móng chân, móng tay của con, mẹ cần lưu ý những điều sau:

  • Nên cắt móng cho bé khi con đang ngủ say, điều này sẽ tránh trường hợp con ngọ nguậy khiến mẹ khó cắt hơn.
  • Cắt móng cho bé từ 1-2 lần/tuần.
  • Chọn chỗ sáng để có thể nhìn rõ móng của bé.
  • Chỉ sử dụng cắt mỏng tay dành cho trẻ sơ sinh để đảm bảo an toàn cho bàn tay, bàn chân của con. Có thể chọn loại bấm móng tay có kính lúp đi kèm, được thiết kế thuận tiện cho bàn tay bé nhỏ của trẻ sơ sinh.

Điều cần tránh khi chăm sóc bé sơ sinh

3. Chăm sóc rốn của bé sơ sinh

Trước khi cuống rốn rụng thì việc chăm sóc vùng nhạy cảm này luôn khiến không ít các bà mẹ lo lắng. Nếu không biết cách thao tác khi tắm rửa hay vệ sinh cho bé, cuống rốn của trẻ rất dễ bị nhiễm trùng và lâu rụng.

Vì vậy khi chăm sóc róc của con, mẹ cần chú ý rằng:

  • Luôn giữ cho rốn được khô ráo trong mọi trường hợp. Hãy để rốn của bé thường xuyên tiếp xúc với không khí trong lành để rốn nhanh rụng hơn. Tránh để bỉm cọ vào vùng rốn của con.
  • Nếu mẹ chưa tự tin làm cách nào tắm cho bé mà không ảnh hướng đến rốn của con thì có thể tắm khô vùng bụng của bé cho đến khi rốn rụng hoàn toàn.
  • Sử dụng thuốc vệ sinh cuống rốn do bác sĩ cung cấp trước khi bé ra viện. Nếu dùng cồn y tế, mẹ chỉ được phép dùng cồn 70 độ hoặc sử dụng nước muối sinh lý.

Thông thường 7-14 ngày sau khi sinh, cuống rốn của bé sẽ tự rụng. Có thể lúc này mẹ sẽ thấy có một chút dịch vàng chảy ra. Hiện tượng đó là hoàn toàn bình thường. Mẹ chỉ cần cần tiếp tục vệ sinh rốn cho bé hàng ngày cho đến khi phần rốn đã rụng cuống khô hoàn toàn và thu lại như một chiếc rốn thông thường.

Điều cần tránh khi chăm sóc bé sơ sinh

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

4. Bộ phận sinh dục

Chăm sóc cơ quan sinh dục của bé trai sẽ khác với bé gái. Nhưng nhìn chung mẹ cần nhớ rằng không nên để bé mặc tã bỉm ướt quá lâu, phải thay ngay lập tức nếu thấy bé đã ị ra bỉm.

Với bé trai

Mẹ chỉ cần lau rửa nhẹ nhàng chỗ đó của con. Vì năm đầu đời, bao quy đầu và dương vật của các bé trai vẫn dính liền với nhau nên mẹ không nên lộn bao quy đầu của trẻ ra để vệ sinh. Sử dụng sữa tắm và vệ sinh thông thường cho bé là đủ.

Khi chăm sóc vùng kín của bé gái

Mẹ cần lưu ý lau từ trước ra sau một cách nhẹ nhàng. Sử dụng bông y tế và chỉ lau duy nhất một lần để tránh vi khuẩn xâm nhập.

Với những bé gái có cục thịt thừa ở âm đạo (Y học gọi là nụ sinh dục). Đây là hiện tượng sinh lý bình thường và không có gì đáng lo ngại. Sở dĩ có điều này vì các bé gái mới sinh trong những ngày đầu thường có chất dịch quánh ở âm đạo chảy ra do ảnh hưởng từ hoóc môn của cơ thể mẹ. Khi tắm cho bé mẹ chỉ cần lau chùi nhẹ nhàng và tuyệt đối không tự tiện cậy ra. Nó sẽ tự hết sau 2-3 tuần tuổi của bé.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Điều cần tránh khi chăm sóc bé sơ sinh

Chăm sóc bé sơ sinh ở 4 điểm nhạy cảm như trên, mẹ nhớ thật nhẹ tay và sử dụng các sản phẩm tắm rửa phù hợp với làn da của con. Điều này sẽ giúp con tránh được các hiện tượng dị ứng cũng như tấy đỏ có thể gây nguy hiểm cho trẻ.

Theo The Asianparent Thái Lan

Xem thêm

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Minh Hương