Nguyên do dây chằng bị yếu khi mang thai và cách xử lý hiệu quả

Cơn đau dây chằng sẽ rõ ràng hơn khi mẹ bầu lăn qua lại lúc nằm, đổi tư thế nhanh, ho, hắt hơi, cười to hoặc khi mang vác đồ nặng. Đây là hiện thượng sinh lý bình thường ở thai kỳ, không gây nguy hiểm cho mẹ bầu và thai nhi nên mẹ bầu không cần quá lo lắng.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Yếu dây chằng khi mang thai là vấn đề mẹ bầu thường gặp khi bước sang giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2. Lúc này, sự phát triển của em bé sẽ khiến tử cung của mẹ lớn dần lên, dây chằng sẽ bị căng ra dẫn đến các cơn đau như đau bụng dưới hoặc đau lưng.

Bài viết có phần đóng góp ý kiến chuyên môn từ bác sĩ Vũ Nhật Nam, Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh.

Vì sao dây chằng bị yếu khi mang thai?

Theo bác sĩ Vũ Nhật Nam, Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh: Khi mang thai, mẹ bầu dễ gặp phải tình trạng đau dây chằng tròn, thường sẽ vào ba tháng giữa của thai kỳ. Dây chằng tròn là hai dải mô liên kết nằm ở hai bên tử cung, có nhiệm vụ kết nối tử cung với khu vực háng và mu của phụ nữ. Khi mang thai, tử cung ngày một phát triển lớn hơn khiến dây chằng tròn giãn ra để thích ứng với sự lớn dần của thai nhi.

Vì vậy, mẹ bầu sẽ cảm thấy ê ẩm, đau vùng bụng dưới và háng. Cơn đau sẽ rõ ràng hơn khi mẹ bầu lăn qua lại lúc nằm, đổi tư thế nhanh, ho, hắt hơi, cười to hoặc khi mang vác đồ nặng. Đây là hiện thượng sinh lý bình thường ở thai kỳ, không gây nguy hiểm cho mẹ bầu và thai nhi nên mẹ bầu không cần quá lo lắng.

Dây chằng bị yếu khi tử cung to lên trong giai đoạn thai kỳ

Biểu hiện của dây chằng bị yếu khi mang thai

Dây chằng bị yếu khi mẹ bầu mang thai sẽ gây ra những cơn đau cho mẹ. Đau dây chằng thường là những cơn đau ở phần bụng dưới. Có khi đau dây chằng diễn ra ở sâu bên trong háng hoặc kéo dài lên trên và ra phía ngoài hông. Đôi khi cơn đau còn diễn ra ở vùng khung xương chậu hoặc đùi, lưng và vùng bụng mẹ. Các cơn đau gây ra cảm giác nề ở vùng đau. Kèm theo đó là sự đau nhói khi mẹ thay đổi tư thế.

Mẹ bị yếu dây chằng khi mang thai sẽ gây ra đau âm ỷ hoặc đau nhói trong các trường hợp:

Dây chằng yếu dẫn đến những cơn đau

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo
  • Bị khi đột ngột thay đổi vị trí
  • Đau khi giữ ở một vị trí quá lâu như đứng hoặc ngồi quá lâu
  • Vận động, đi lại nhiều dẫn đến cơn đau
  • Bị đau khi làm việc quá tải
  • Mức độ đau sẽ nặng hơn khi sinh con nhiều lần

Nếu mẹ bầu thấy các cơn đau dây chằng xuất hiện cùng với triệu chứng đau dữ dội, kéo dài, chảy máu, sốt, ớn lạnh, co thắt, ói mửa… thì cần đến ngay bệnh viện để khám và điều trị kịp thời. Lúc này có thể thai nhi đang gặp nguy hiểm.

Mẹ cần phải làm gì khi bị yếu dây chằng?

Chú ý tư thế nằm

Khi bị yếu dây chằng dẫn đến tình trạng bị đau, mẹ nên nằm nghỉ tại chỗ. Mẹ cần chờ cho cơn đau qua đi mới tiếp tục làm việc. Nếu mẹ bầu bị đau dây chằng trong lúc ngủ, mẹ hãy nằm nghiêng về bên không đau. Đồng thời, mẹ nên cong đầu gối về phía bụng, kê gối bên dưới bụng, giữa hai chân và đằng sau lưng để giảm áp lực của dây chằng.

Mẹ cần lưu ý tư thế nằm để hạn chế cơn đau

Chườm khăn nóng

Trong trường hợp bị đau quá, mẹ có thể chườm nóng bằng khăn nhúng nước ấm để làm dịu các cơn đau. Mẹ nên lưu ý đến nhiệt độ của nước, mẹ không nên chườm quá nóng. Ngoài ra mẹ bầu cũng không nên chườm quá lâu, làm ảnh hưởng tới nhiệt độ của vùng bụng.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Sử dụng đai đỡ bụng

Mẹ nên sử dụng đai đỡ bụng bầu khi phải đứng, ngồi lâu hay di chuyển nhiều. Đai đỡ bụng bầu sẽ giúp bạn giảm bớt áp lực của bụng bầu lên dây chằng. Tuy nhiên, mẹ không nên dùng đai quá nhiều.

Việc sử dụng dây đai đỡ bụng quá nhiều sẽ khiến dây chằng, cơ lưng hông hoạt động ít đi. Điều đó gây ra hậu quả về vấn đề trương lực sau sinh của mẹ. Tốt nhất, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng dây.

Tập thể dụng nhẹ nhàng

Mẹ bầu tập thể dục khi mang thai cũng là cách giảm đau dây chằng hiệu quả. Khi mẹ tập thể dục sẽ giúp các cơ, dây chằng khỏe và co giãn tốt hơn. Trong thai kỳ, mẹ nên tập một vài môn thể thao nhẹ nhàng như: yoga, bơi, đi bộ. Mẹ đừng quên khởi động các cơ và khớp thật cẩn thận và linh hoạt.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mẹ có cần gặp bác sĩ khi bị yếu dây chằng lúc mang thai?

Nếu mẹ bầu có những dấu hiệu bất thường như: đau dây chằng càng ngày càng nhiều, xuất hiện nhiều hơn 4 cơn cơ thắt trong 1 giờ, đau lưng dưới hoặc gia tăng áp lực ở vùng xương chậu, chảy máu, ra máu hoặc dịch âm đạo tiết ra quá nhiều thì lúc này mẹ cần đến gặp bác sĩ để khám và điều trị.

Tùy vào mức độ và tần suất cơn đau mà mẹ có thể cân nhắc chuyện gặp bác sĩ

Bác sĩ Nam cho biết: Tình trạng này thường sẽ biến mất sau sinh, khi tử cung trở lại kích thước bình thường. Mẹ bầu có thể làm giảm cường độ đau bằng cách nằm nghiêng, kê gối giữa vùng chân và bụng dưới, thay đổi tư thế chậm rãi, sử dụng túi chườm nhiệt hoặc ngâm mình trong nước ấm 10-15 phút. Tập yoga là một phương pháp vận động tốt cho mẹ bầu, cũng có thể giúp giảm cơn đau do dây chằng tròn đem lại. Bên cạnh đó, mẹ bầu cần nghỉ ngơi nhiều, xây dựng chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng để có thai kỳ khỏe mạnh. Nếu cơn đau kéo dài, ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt thì mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị bằng thuốc nếu cần.

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Mẹ bầu không nên quá lo lắng khi bị yếu dây chằng trong quá trình mang thai. Đây là một hiện tượng hết sức bình thường. Hiện tượng này chứng tỏ em bé trong bụng mẹ đang ngày một phát triển lớn hơn. Tuy nhiên mẹ cũng không nên chủ quan. Yếu dây chằng sẽ gây ra những cơn đau, làm ảnh hưởng đến quá trình sinh hoạt của mẹ. Mẹ nên theo dõi các cơn đau để có thể có những biện pháp can thiệp kịp thời.

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Loading...
You got lucky! We have no ad to show to you!
Quảng cáo

Bài viết của

Vũ Mỵ